Colleen McCullough
-:-
1929 - 1932
PADDY
3.1
Năm mới đã đến, cùng lúc với đêm khiêu vũ Saint Sylvestre do gia đình Angus Mac Queen tổ chức hàng năm ở Rudna Hinish, trong khi đó thì gia đình Cleary vẫn chưa chuyển qua ở tòa nhà lớn vì việc sắp xếp theo ý của Fiona còn kéo dài.
Cha Ralph có gởi cho Paddy một ngân phiếu năm ngàn bảng từ đầu tháng 12, để chi dùng ban đầu theo cách giải thích trong thư của ông. Paddy đưa thư cho Fiona xem với thái độ kinh ngạc.
- Trời ơi, làm việc suốt đời, tôi cũng không làm sao đào ra được một số tiền như thế này?
- Với số tiền này mình làm gì? Fiona hỏi sau khi liếc qua vào tấm ngân phiếu rồi đôi mắt long lanh nhìn chồng. Thế là chúng ta đã có tiền? Anh có thấy không? Ồ, em không cần số tiền 13 triệu bảng của cô Mary... một số tiền như thế không thật. Nhưng còn tiền này, thì thật đó. Chúng ta sẽ làm gì bây giờ?
- Chi xài, Paddy trả lời đơn giản. Mua quần áo mới cho con cái... Còn em? Có lẽ em thích mua sắm đồ đạc cho ngôi nhà lớn phải không? Về phần anh thì chẳng thấy cần thứ gì cả.
- Ngốc thật. Chính em cũng không biết chi xài chuyện gì (bà đứng lên, rời bàn ăn và gọi Meggie với một giọng quyền uy). Con đến đây! Chúng ta qua nhà lớn xem ở đó cần gì.
Đã ba tuần trôi qua kể từ ngày sóng gió tiếp theo cái chết của Mary Carson, thế mà chưa có một thành viên nào của gia đình Cleary đặt chân đến tòa nhà lớn. Nhưng bây giờ cuộc viếng thăm của Fiona đã bù lại thời gian họ gớm ghiếc xa lánh ngôi nhà này.
Bà đi từ phòng này sang phòng khác, phía sau có cả một đoàn tùy tùng gồm Meggie, và Smith, Cat và Minnie. Bà làm cho con gái bà ngạc nhiên về sự sống động mà từ lâu không thấy ở bà. Bà luôn luôn nói một mình, khi thì chê thứ này đáng tởm, khi thì chê thứ kia quá xấu xí, phải chăng chị Mary bị bệnh mà mất hay chị ấy chẳng có chút óc thẩm mỹ nào cả!
Bàn viết của Mary Carson, theo kiểu xấu xí thời Victoria, bên trên có đặt máy điện thoại. Fiona đến gần, nhìn màu gỗ buồn hiu với vẻ chê bai.
- Bàn viết của tôi đặt vào đây thì hợp quá, bà nói. Tôi bắt đầu sửa sang, sắp xếp lại từ căn phòng này. Chúng ta chỉ dọn nhà sang khi mọi việc xong xuôi. Chưa xong thì không dọn. Như thế chúng ta bố trí được một nơi có thể họp mặt nhau mà không thấy buồn tẻ - vừa nói bà vừa ngồi xuống coi lại chiếc điện thoại.
Sau khi sửa điện thoại xong, Fiona ra lệnh cho ba người phụ nữ tháo gỡ ngay các bức màn nhung màu nâu và ném tất cả và một chỗ dành riêng cho các thứ không còn dùng nữa. Và Fiona đốt cùng với rác rến.
- Chúng ta không cần những thứ này, bà khẳng định. Và tôi cũng không muốn cho người nghèo ở Gillanbone dùng những thứ này.
- Đúng thế, mẹ. Meggie tán đồng nhưng hơi sửng sốt.
- Chúng ta không rèm màn, Fiona nói, không băn khoăn chút nào khi làm trái lại các qui tắc trang hoàng trong nhà của thời đại này. Hành lang rất rộng, khó cho ánh nắng chiếu thẳng vào bên trong nhà, vậy thì rèm màn có ích gì? Mẹ muốn để trống cho mọi người nhìn thấy được phòng khách.
Vào tuần lễ thứ hai của tháng giêng, tất cả đã hoàn chỉnh, tiếng đồn lan rộng ra qua liên lạc của các máy điện thoại địa phương. Bà Cleary Fiona đã biến phòng khách của Drogheda thành một cung điện. Không ai nghi ngờ sự thành công của Fiona.
Ba ngày trước khi dọn sang nhà lớn khi mặt trời chưa lên, mấy con gà trống đã chào đón một ngày mới bằng những tiếng gáy rộn rã vui tươi.
- Đồ tốt mã nhưng chẳng làm ăn ra gì, Fiona cáu gắt. Mẹ không biết chúng nó tự hào về cái gì. Không có lấy một trứng cho buổi ăn sáng, trong khi bao nhiêu đàn ông đang tập trung ở nhà để chờ dọn đồ. Meggie, con phải ra chuồng gà xem thử, mẹ đang quá bận rộn. Mẹ tự hỏi ba mua dài hạn tất cả các loại báo này làm gì; không ai có thời giờ để đọc. Nó cao lên nhanh quá mẹ không đốt kịp. Con xem, tờ này xuất bản vào cái ngày chúng ta mới đến đây! Nhưng ít ra những tờ báo ấy cũng có công dụng gói bọc chén đĩa.
Thật là dễ chịu khi thấy mẹ vui vẻ, Meggie nghĩ thầm, nhanh nhẹn bước xuống các bậc thang.
Chuồng gà rộng thênh thang, có bốn gà trống và hơn bốn chục gà mái. Khi Meggie đẩy cửa bước vào trong, mấy con gà mái nhao nhao lên, tưởng rằng Meggie đến cho ăn.
- Thật tình chúng bay chẳng ra làm sao cả. Giọng của Meggie nghiêm nghị trong khi duyệt qua các máng dùng để hứng trứng! Không đủ cho ăn buổi sáng chứ đừng nói tới chuyện làm bánh! Thế này nhé, tôi cần báo trước cho các cô cậu biết để khỏi than vãn, nếu các cô cậu không nhanh chóng vào nề nếp, các cô cậu sẽ kết thúc tả cả trong... nồi. Tất cả không trừ một đứa nào. Lời cảnh cáo này có giá trị cho các mày râu cũng như cho các bậc phu nhân. Này các ngài, đừng có xòe đuôi ưỡn ngực như thể chuyện này không dính dấp đến các ngài!
Trứng gà được đặt kỹ lưỡng trong tạp dề, Meggie trở lại bếp vừa đi vừa hát nho nhỏ. Bước vào nhà Meggie bắt gặp mẹ đang ngồi trên chiếc ghế bành của cha, mắt nhìn chăm chú vào tờ tuần báo Smith's Weekly, mặt tái xanh, môi run run. Meggie nghe tiếng nói các anh cùng cha mình bên kia vách và tiếng cười của Jims và Patsy vừa được 6 tuổi. Hai đứa em không được thức dậy trước khi người lớn đi làm.
- Có chuyện gì thế, thưa mẹ? - Meggie hỏi. Fiona không trả lời; và vẫn bất động, những giọt mồ hôi đọng lại trên môi dưới, đôi mắt sững sờ trong đau đớn như thể bà đang gom hết sức lục mình để ngăn lại tiếng thét phát ra từ trong lòng.
- Ba ơi! Ba ơi! Meggie gọi to, giọng hốt hoảng.
Tiếng gọi khiếp đảm của Meggie kéo Paddy khỏi phòng, giữa lúc ông vừa mặc chiếc áo gilê. Bob, Jack, Hughie và Stuart chạy theo cha. Không nói lời nào, Megie chỉ mẹ.
Xúc động đến tắt nghẽn cổ họng vì âu lo, Paddy cúi xuống sát vợ mình, nắm lấy cổ tay mềm nhũn.
- Có chuyện gì thế, em thương yêu? Ông hỏi.
Giọng nói thật dịu dàng của Paddy gần như hoàn toàn xa lạ đối với các con ông, đó là giọng nói mà chúng biết cha mẹ chúng vẫn dùng đến khi không có mặt con cái.
Hình như giọng nói đặc biệt ấy, đã kéo Fiona ra khỏi vực thẳm mà bà đang chới với; đôi mắt to, màu nâu nhìn lên gương mặt hiền hậu của chồng đầy âu lo, và mỏi mệt.
- Đấy, bà vừa nói vừa chỉ tờ báo nằm ở phía cuối trang.
Stuart đến sau lưng mẹ, dịu dàng đặt bàn tay lên vai; trước khi đọc bài báo, Paddy nhìn vào mặt con trai ông rồi vợ ông; và ra vẻ bằng lòng. Ông không có thái độ ghen tức như đối với Frank trước đây. Tình yêu mà cả hai dành cho Fiona đã làm hai cha con gần gũi nhau hơn.
Paddy đọc bài báo to lên, giọng chầm chậm càng lúc càng đượm buồn. Tựa bài báo: Một võ sĩ bị kết án chung thân.
Francis Amstrong Cleary, 26 tuổi, võ sĩ nhà nghề, hôm nay đã bị tóa án ở Goulburn kết tội cố sát Ronald Cummings, thợ trồng trọt 32 tuổi, vụ án xảy ra hồi tháng bảy vừa qua. Bồi thẩm đoàn đã đưa ra kết quả chỉ sau mười phút họp riêng, để nghị áp dụng hình phạt nặng nhất. Theo lời phán xử của quan tòa Fitz Hugh Cunneally thì đây là một trường hợp hiển nhiên và không còn nghi ngờ. Cummings và Cleary gây gổ với nhau dữ dội trong quán rượu của khách sạn Harbor ngày 23 tháng 7. Cũng vào chiều hôm đó, trung sĩ Tom Bearsmore, cảnh sát ở Goulburn, có hai nhân viên đi theo, đã đến đấy, theo yêu cầu của chủ nhân khách sạn này, ông James Ogilvie. Trong một ngõ hẻm bẩn thỉu sau khách sạn, các viên cảnh sát đã bắt gặp Cleary đang đá túi bụi vào đầu Cummings, anh này đang nằm dài dưới đất, bất tỉnh. Hai nắm tay của Cleary đầy máu, có cả những chùm tóc rút ra từ trên đầu của Cummings. Trong lúc bị bắt, Cleary say mèm nhưng vẫn còn sáng suốt. Lúc đầu hắn chỉ bị truy tố tội đánh người và gây thương tích nhưng sau đó hắn phải trả lời về tội cố sát vì Cummings bị chấn thương sọ não đã chết ở bệnh viện Goulburn ngày hôm sau.
Luật sư Arthur Whyte, biện hộ cho bị can, cho rằng thân chủ của mình vô tội bằng cách lập luận hắn bị bệnh tâm thần, nhưng bốn giám định khoa tâm thần, được chỉ định tuyên bố một cách dứt khoát, chiếu theo luật M'Naghten, Cleary không thể coi như không có trách nhiệm đối với hành vi của mình. Khi ngỏ lời với các vị bồi thẩm, quan tòa Fitz Cunneally tuyên bố vấn đề không phải là xác định bị can có tội hay vô tội vì rằng sự phán xét không thể khác hơn là có tội, nhưng ông yêu cầu các bồi thẩm suy nghĩ trước khi kết luận nên khoan hồng hay nên nghiêm khắc vì rằng tất cả tùy thuộc ở ý kiến của các vị. Khi kết án Cleary, quan tòa Fitz Cunneally gọi hành động của bị can là dã man mất tính người nhưng lại cho rằng hành động ấy không có dự tính trước và đã phạm trong tình trạng say rượu nên tránh được án tử hình. Ông cho rằng hai quả đấm của Cleary cũng là những vũ khí nguy hiểm không khác súng hay dao. Cleary bị kết án chung thân khổ sai, chịu hành phạt tại nhà tù Goulburn - nơi đây được xây để giam giữ những loại tù bản chất đặc biệt hung dữ. Khi tòa hỏi bị can có điều gì muốn nói không, Cleary đáp: “Tôi chỉ yêu cầu đừng cho mẹ tôi hay biết gì sự việc này.”
Paddy nhìn lên đầu trang để xem ngày tháng tờ báo: ngày 6 tháng 12 năm 1925.
- Tờ báo này đã ba năm mới đến đây, ông thì thầm, người rụng rời.
Không ai đáp lại một lời hay có bất cứ cử chỉ nào bởi vì không biết phải làm gì; phía trước nhà vọng vào tiếng cười hồn nhiên của cặp song sinh, càng lúc ồn ào vì cả hai nói chuyện với nhau rộn rã.
- Tôi... chỉ yêu cầu... đừng cho mẹ tôi hay biết gì. Fiona thều thào giọng uể oải. Và người ta đã tôn trọng một cách triệt để ý nguyện của nó! Trời ơi! Frank rất đáng thương của tôi!
Paddy lau nước mắt bằng tay áo, rồi ngồi xổm bên cạnh vợ, vuốt nhẹ đầu gối của bà - Fiona thương yêu của anh, hãy sửa soạn quần áo. Chúng ta sẽ đi thăm Frank.
Bà định đứng lên nhưng nửa chừng bật ngửa ra sau lưng ghế. Trên gương mặt nhợt nhạt đầy mỏi mệt, hai mắt lấp lánh và nhìn thẳng như người đã chết, hai mí mắt sưng húp, con người vàng bệch.
- Em không thể đến đó! Bà nói.
Trong giọng nói của bà không có vẻ gì thất vọng nhưng ai cũng đều cảm thấy nỗi lo âu đang giày xéo bà.
- Nếu nó gặp lại em, nó sẽ chết ngay - sau một lúc im lặng, bà lại nói. Paddy ơi! Nó sẽ chết ngay nếu gặp em. Em quá biết lòng kiêu hãnh, tham vọng và sự quyết tâm của nó muốn trở thành một người có tên tuổi trong xã hội. Cứ để cho nó chịu đựng một mình nỗi đau khổ vì đó là ý muốn của nó. Anh có đọc thấy những lời của nó chưa: Tôi chỉ yêu cầu đừng cho mẹ tôi hay biết gì hết. Chúng ta cần giúp nó để giữ trọn vẹn bí mật của nó. Có gì tốt lành đâu cho cuộc gặp mặt như thế về phía nó và cả phía chúng ta.
Paddy tiếp tục khóc, không phải vì Frank; mà vì rằng cái chất sống đã biến đi trên gương mặt của Fiona, và trong đôi mắt không còn sinh khí của bà. Thằng con trai ấy như một con chim đáng thương; suốt đời gặp tai họa, những tai họa đã làm Fiona không thể cởi mở được với chồng. Mỗi khi bóng dáng hạnh phúc ló dạng thì Frank xuất hiện, gieo sự đau khổ cho Paddy. Nhưng tình yêu mà Paddy dành cho Fiona sâu đậm và không gì lay chuyển được không khác tình yêu mà Fiona dành cho Frank. Ông không thể phiền trách gì ở chàng thanh niên, từ chuyện xảy ra vào cái đêm tại nhà xứ. Ông nói:
- Thôi vậy. Nếu em thấy rằng tốt hơn là đừng gặp Frank thì chúng ta không đi. Tuy nhiên anh rất muốn biết con ra sao và nhất là chúng ta có giúp ích được gì cho nó không. Theo em, anh có nên viết thư cho cha Ralph để nhờ cha chăm sóc Frank?
Đôi mắt còn đờ đẫn nhưng trên gương mặt Fiona thoáng có một chút màu hồng.
- Đúng thế Paddy ạ, anh viết thư đi. Nhưng anh nhớ nói với cha thế nào để cha không cho Frank hay là chúng ta đã biết sực việc. Frank sẽ dễ chịu hơn nếu nó tin chắc rằng cả nhà không ai hay biết gì.
Vài ngày sau, Fiona tìm lại được gần trọn vẹn phong độ và chú ý lại trong việc trang hoàng ngôi nhà. Nhưng sự im lặng lại xâm chiếm, bà tiếp tục lạnh lùng tuy có bớt đi nét khắc khổ.
Cuộc sống trong ngôi nhà lớn thay đổi rất nhiều. Đầu tiên ai cũng thấy hơi khác thường khi mỗi người ở một phòng riêng, còn phụ nữ - Fiona và Meggie - thì từ nay không còn lo công việc nội trợ. Trong cũng như ngoài, đã có Minnie, Cat và bà Smith lo tất cả, từ việc giặt ủi quần áo cho đến bếp núc, lau dọn; những người này kinh hoảng lên khi thấy có người tỏ ý định tiếp tay họ.
Paddy đã có tin tức của cha Ralph.
Thu nhập của bà Mary hằng năm lên đến khoảng bốn triệu bảng Anh, nhờ vào Michar Limited là một công ty tư nhân mà đa số các dự án đầu tư đều nhắm vào thép, trang bị tàu bè và các mỏ. Cha Ralph viết: “Số tiền mà tôi gởi đến ông chỉ là một giọt nước biển và không đến mười phần trăm thu thập hằng năm của riêng Drogheda. Ông đừng lo về những năm khó khăn. Các tài khoản của Drogheda rất là lạc quan, tôi có thể trả lương cho ông suốt đời chỉ cần dựa vào thu nhập của điền trang. Do đó tiền mà ông nhận là của ông và không thâm và một đồng nào của Michar Limited. Tiền ấy từ nguồn của điền trang chớ không phải của công ty. Tôi chỉ yêu cầu giữ sao cho sổ sách luôn kịp thời và chặt chẽ dự phòng có một cuộc kiểm tra tới đây.”
Chỉ sau khi nhận lá thư trên, Paddy tập hợp cả gia đình vào một buổi tối tại phòng khách lộng lẫy. Ông chủ trì, trên mũi ông có cặp kiếng gọng thép, ông ngồi trong chiếc ghế bành lớn màu kem, hai chân êm ái đặt trên một ghế dài cùng màu, còn cái ống vố đặt trên gạt tàn thủy tinh Waterford.
- Thật là dễ chịu làm sao, ông nói với nụ cười cùng lúc đảo mắt nhìn chung quanh. Ba nghĩ chúng ta nên biểu quyết hoan hô sự thành công của mẹ. Các con nghĩ sao?
Đề nghị của Paddy được hưởng ứng bằng những tiếng thì thầm đồng tình của các con trai; Fiona nghiêng đầu sang bên, trở mình trên chiếc ghế bành trước kia của Mary Carson, bây giờ được bọc lại vải lụa lóng lánh màu kem. Còn Meggie thì thích nằm thu mình như con mèo trên cái ghế dài.
- Cha Ralph đã làm rõ tất cả, và tỏ ra rất rộng rãi, Paddy tiếp tục nói. Ông ta đã gởi vào ngân hàng bảy ngàn bảng đứng tên ba và mở các sổ tiết kiệm hai ngàn bảng cho mỗi đứa trong các con. Với tư cách giám đốc điền trang, ba lãnh bốn ngàn bảng mỗi năm, Bob lãnh ba ngàn bảng với chức vụ phó giám đốc. Tất cả các con trai của ba đến tuổi lao động, Jack, Hughie, Stuart đều lãnh hai ngàn mỗi năm, riêng Jims và Patsy được một ngàn cho đến khi nào hai đứa đủ tuổi đi làm. Sau này, điền trang sẽ bảo đảm cho Jims và Patsy mỗi đứa một thu nhập ngang bằng với các thành viên Cleary khác làm việc tại Drogheda, dù cho hai đứa có chọn một nghề nào khác đi nữa. Khi Jims và Patsy được 12 tuổi, cả hai sẽ được gởi học nội trú tại trung học Riverview ở Sydney, mọi chi phí do điền trang chịu.
“Mẹ nhận hai ngàn bảng hàng năm để chi dụng riêng, Meggie cũng thế. Tiền dùng để bảo quản tòa nhà là năm ngàn bảng, mặc dầu chính ba phải tự hỏi tại sao cha Ralph tưởng tượng ra một khoản tiền nhiều thế cho công việc này”.
“Quyết định đầu tiên của ba trong nhiệm vụ mới giám đốc là thuê thêm ít nhất sáu người chăn nuôi để việc quản lý Drogheda có nề nếp hơn; cơ ngơi của Drogheda quá rộng, không thể cáng đáng với một nhúm người?”.
Đây là chi tính gián tiếp duy nhất của Paddy liên quan đến vấn đề quản lý của chị ông.
Fiona và Meggie tập lái chiếc xe hơi mới hiệu Rolls Royce đã được giao trước một tuần lễ Mary Carson qua đời. Meggie tập điều khiển các con chó trong khi Fiona lo sổ sách.
Đúng ra Meggie rất hạnh phúc nếu không phải chịu đựng sự vắng mặt dai dẳng của cha Ralph. Cuộc sống này phù hợp với mong ước từ lâu của cô: có mặt ở những khu đất rào nuôi cừu, cỡi ngựa, làm công việc của người chăn nuôi. Tuy nhiên sự thiếu vắng cha Ralph vẫn gây cho Meggie một nỗi đau buồn âm ỉ, kỷ niệm của cái hôn được lồng vào những giấc mơ âu yếm mà đã sống trở lại trong tưởng tượng của Meggie cả nghìn lần. Nhưng ký ức không thể thay thế thực tế: Meggie có cố gắng thế nào, cảm giác thật sự cũng không tìm lại được mà chỉ còn là cái bóng mờ, như một áng mây nhẹ và buồn.
Khi cha Ralph viết thư báo cho gia đình biết tin về Frank, cũng là lúc ông đã cắt đứt hy vọng cuối cùng mà Meggie nuôi dưỡng lâu nay là cha Ralph sẽ mượn cớ chuyện này để đích thân đến Drogheda. Sự tường thuật của ông về cuộc hành trình đến nhà tù Goulburn để thăm Frank được ghi lại tỉ mỉ nhưng không để lộ sự đau xót đã gợi ra, không gây nghi ngờ về tình trạng tâm thần ngày càng sa sút của Frank. Ông tìm cách, nhưng không thành công, chuyển Frank qua bệnh viện thần kinh Morisset nơi người ta giam những tội nhân giết người mắc bệnh tâm thần. Ông chỉ phác họa chân dung lý tưởng của một Frank chịu đựng, ngoan ngoãn chấp nhận trả giá các lỗi lầm của mình với xã hội và ở một đoạn được gạch đậm dưới hàng chữ, ông cam đoan là Frank không chút nghi ngờ khi được ông cho biết là gia đình hoàn toàn không hay chuyện của Frank. Ông bảo rằng tình cờ mà ông biết được tên Frank nhờ đọc một bài báo ở Sydney. Sau đó thì Frank dịu lại - cha Ralph viết - và các sự kiện tạm dừng ở đó.
Paddy có ý định bán con ngựa hồng của cha Ralph trước kia. Nhưng Meggie không đồng ý.
- Ba ơi, con van xin ba - đừng bán. Con có thể cỡi con ngựa hồng mà! Ba hãy tưởng tượng xem mình sẽ ăn nói ra sao, nếu sau bao nhiêu việc cư xử tốt của cha Ralph, một hôm cha trở về thăm nơi đây và biết được chúng ta đã bán con ngựa của cha rồi.
Paddy nhìn con gái chăm chăm, có vẻ suy nghĩ:
- Meggie, ba không tin là cha Ralph sẽ trở về đây.
- Cha Ralph có thể về đây chứ! Làm sao biết trước được.
Đôi mắt của Meggie sao mà giống mẹ thế, Paddy không nỡ nói gì thêm; ông không muốn gây thêm đau khổ cho đứa con gái đáng thương của mình.
- Thôi thì ba đồng ý vậy, Meggie, chúng ta sẽ giữ lại con ngựa hồng. Nhưng con nhớ cỡi nó thường như con kia, ba không thích ở Drogheda có ngựa phát phì, con nghe ba chứ?
Cho tới nay, Meggie chẳng muốn cỡi con ngựa cái của cha Ralph nhưng từ nay Meggie sẽ cỡi luân phiên hai con để cả hai đều lãnh phần thức ăn của nó xứng đáng.
Mùa đông khô và các trận mưa mùa hè không đến. Cỏ mọc cao lên tới đầu gối, um tùm, chịu những trận nắng dữ dội, khiến cho từng cọng cỏ trở nên khô giòn. Từ trong các khu đất rào nuôi cừu nhìn ra xa phải nheo mắt lại và kéo sụp vành nón rộng xuống trán. Đồng cỏ - như mặt gương màu vàng óng ánh - cuốn thành hình trôn ốc trước từng cơn lốc tạo ra những ảo giác xanh, sáng loáng; lá vàng và những cành khô nhỏ bay lên, từ đống này sang đống khác.
Khô hạn dữ dội! Ngay cả những cây lớn cũng khô héo, vỏ tróc ra từng vạt cứng giòn. Những con cừu không bị ảnh hưởng gì vì cỏ còn đó ít nhất một năm hay lâu hơn, nhưng con người thì không tránh khỏi bị ảnh hưởng nặng bởi thời tiết khô cằn này. Người ta vẫn hy vọng năm sau hay năm sau nữa mưa sẽ đến. Trong những năm may mắn, người ta được hưởng từ ba mươi đến bốn mươi centimet lượng mưa; còn những năm thời tiết xấu chỉ còn năm centimet hay không có gì cả.
Mặc cho cái nóng thiêu đốt và ruồi, Meggie vẫn yêu sống ở những bãi chăn cừu. Vào những lúc rỗi rảnh, Meggie nghiên cứu thiên nhiên, và nhớ đến Ralph như thường lệ. Trong đáy lòng mình, Meggie không bao giờ coi tình cảm dành cho Ralph như một thứ tình cảm hết sức vẩn vơ của trẻ con; Meggie vẫn coi đó hết sức đơn giản là tình yêu, tình yêu như trong các cuốn sách. Thật là bất công, cái hàng rào giả tạo dựng lên bởi chiếc áo dòng đã chắn giữa Meggie và điều mà cô chờ đợi ở Ralph: trở thành người vợ ông: Meggie ao ước được sống với Ralph như cha mẹ cô sống với nhau và đạt tới một sự hòa hợp mà ông sẽ yêu Meggie như ba đã yêu mẹ. Lúc đó Ralph sẽ nhanh chóng nhận ra rằng cuộc sống chung với Meggie sẽ đáng sống hơn biết bao so với cuộc sống đơn độc. Meggie không biết rằng Ralph không thể từ bỏ chiếc áo dòng dù với bất cứ lý do nào.
Vâng, Meggie biết một linh mục không thể là chồng hay là người tình được nhưng cô đã có thói quen vượt qua điều cấm kỵ ấy bằng cách phớt lờ chức năng tôn giáo của Ralph. Những hiểu biết ít ỏi về đức tin công giáo chưa bao giờ giúp Meggie có thể bàn đến những lời nguyện của một linh mục; vả lại bản thân cũng không có nhu cầu bức thiết về tôn giáo và Meggie đã gạt ra ngoài những suy nghĩ sâu xa. Chưa bao giờ thấy được an ủi với các lần cầu kinh, Meggie tuân theo các lề luật của Nhà thờ chẳng qua vì sợ rằng nếu vi phạm sẽ bị đày xuống địa ngục vĩnh viễn.
Lúc này đây, Meggie tưởng tượng đến hạnh phúc được sống chung, ngủ bên cạnh cha Ralph. Nhưng chính ý nghĩ được gần gũi ấy bỗng làm Meggie bực bội rồi trở nên khó chịu, bồn chồn. Ngồi trên lưng ngựa Meggie nghĩ đến vô số những nụ hôn mà không hề biết rằng sự khó chịu bồn chồn kia xuất phát từ một đòi hỏi khác.
Những lần phi ngựa qua các bãi chăn cừu đã không giúp Meggie hiểu biết thêm chút nào về vấn đề sinh lý vì rằng mùi chó săn từ xa đã cắt đứt ngay mọi thèm muốn cặp đôi giữa những con cừu. Ngoài ra cũng như tất cả các trại chăn nuôi khác, người ta không bao giờ để việc nhảy giống không tính toán trước xảy ra... Khi các con cừu đực được thả chung với các con cừu cái trong một khu đất rào thì Meggie được lệnh của cha phải đi nơi khác. Còn khi gặp một con chó nhảy lên một con khác, phản ứng tự nhiên của Meggie là vung roi lên ngăn cản chúng... đùa giỡn.
Chưa chắc ai đã giải thích được trong hai điều sau đây điều nào tai hại hơn: một là đòi hỏi lờ mờ, bồn chồn trong dạ rồi bực bội nổi lên, và một thèm muốn cụ thể kèm theo nhu cầu rõ ràng được thỏa mãn. Meggie thì khắc khoải mà không hiểu rõ đòi hỏi sau đó là gì, nhưng sự nổi dậy trong lòng thì rõ ràng là có và những lúc như thế Meggie nghĩ đến Ralph một cách cuồng nhiệt, mơ tưởng, buồn khổ và thèm muốn. Cuối cùng thì Meggie buồn phiền vì dù cho Ralph đã thú nhận yêu mình, trên thực tế chẳng là gì cả trong lòng Ralph, cho nên chẳng bao giờ cha trở về thăm Meggie.
Giữa lúc Meggie miên man suy nghĩ, thì Paddy phi ngựa tới, ông cũng đang trên con đường về nhà. Thấy con mỉm cười, Paddy ghìm ngựa lại và chờ.
- Một bất ngờ thú vị! Ông nói to và cho con ngựa già màu xám đi sát bên con ngựa hồng của con gái.
- Vâng, thú vị lắm, ba ạ. Ở các bãi xa có khô hạn không ba?
- Còn hơn ở đây. Chưa bao giờ ba thấy nhiều con căng-gu-ru như thế! Có lẽ chúng không còn tìm thấy cái gì để ăn phía Milpariaka. Martin King dự định sẽ giết chúng hàng loạt nhưng ba cho rằng như vậy cũng không có cách nào làm bớt đi những con thú ấy, dù cho chúng ta có dùng đến súng máy đi nữa.
Ông rất tốt, rất ân cần, thông cảm và đáng yêu. Meggie rất ít khi gặp cha một mình. Không để mất thì giờ suy nghĩ, Meggie hỏi cha ngay một băn khoăn đang cháy bỏng trên môi, mặc dù cô đã cố gắng tự trấn an:
- Ba ơi, tại sao cha Bricassart không trở lại thăm chúng ta nữa?
- Cha bận đấy con à, Paddy trả lời bằng một giọng thận trọng.
- Nhưng các linh mục cũng nghỉ hè chứ ba? Cha rất yêu Drogheda. Con tin rằng cha cũng thích đến nghỉ hè ở đây chứ.
- Về mặt nào đó, đúng là các linh mục cũng nghỉ hè, Meggie. Tuy nhiên họ luôn luôn ràng buộc với nhiệm vụ. Thí dụ ngày nào trong cuộc đời của các cha cũng phải làm lễ, cho dù chỉ có một mình. Ba tin rằng cha Bricassart rất chín chắn, cha biết rằng không thể nào trở lui lại lối sống trước đây. Đối với cha Ralph, Drogheda gần như đã thuộc về quá khứ, Meggie, ba nghĩ, nếu có trở về đây cha cũng không tìm lại được niềm vui xưa kia.
- Có phải ý ba muốn nói là cha đã quên chúng ta? Meggie hỏi, giọng buồn buồn.
- Không hoàn toàn như thế. Nếu đúng là cha Ralph đã thật sự quên chúng ta, thì cha đã không viết thư thường xuyên và hỏi thăm từng người. Ba nghĩ rằng tốt hơn là cha Ralph không nên trở lại đây nữa!
- Ba nói sao?
Paddy đã nhất quyết giải thích một điều mà ông thấy trước sẽ không đơn giản.
- Con nghe đây Meggie, thật không hay chút nào nếu con cứ mơ tưởng đến một linh mục, con phải hiểu điều đó. Cho đến nay con đã giữ được những bí mật của con. Ba không nghĩ rằng đã có ai đó biết được chuyện của con; nhưng nay con đặt một số câu hỏi thẳng với ba phải không? Câu hỏi đặt ra không nhiều, nhưng ba cho rằng như thế tạm đủ. Bây giờ con nghe và phải tin ba nhé. Con phải chấm dứt ngay. Cha Ralph đã có những lời nguyền thiêng liêng mà cha không bao giờ muốn làm ngược lại. Nếu còn tiếp tục như trước, con không xứng đáng với tình cảm trong sáng mà cha Ralph đã dành cho con. Cha Ralph biết con lúc con còn bé tí, nay cũng với hình ảnh và tình cảm đó, cha đã xử sự với con như thế thôi Meggie à.
Meggie không trả lời và trên gương mặt vẫn không để lộ một xúc động nào. Paddy nghĩ: đúng là con gái của Fiona.
Một lúc sau, bằng giọng bực dọc, Meggie nói:
- Nhưng ông ấy có thể thôi làm linh mục; ông ấy sẽ hiểu ngay nếu con có dịp nói chuyện đó.
Nét mặt Paddy trở nên hốt hoảng khiến Meggie hiểu ngay những gì chứa đựng bên trong suy nghĩ của ba mình. Lời lẽ chắc không còn cần thiết nữa, Meggie không dám nói thêm.
- Meggie ơi! Lạy Chúa! Đây là cái giá đắt nhất và tai hại nhất mà cuộc sống biệt lập của chúng ta phải trả! Đáng lý con phải đến trường học, con gái của ba; nếu cô Mary chết sớm hơn thì ba đã gởi con đi học ở Sydney, ở trường ít nhất hai năm nữa. Bây giờ con đã quá tuổi rồi. Ba không muốn người ta chế nhạo con. Cha Ralph là một linh mục, Meggie. Ông không bao giờ, mãi mãi không bao giờ dứt bỏ được chiếc áo dòng, con có hiểu không? Những lời khấn nguyện của cha là thiêng liêng, quá long trọng và không thể bội phản. Khi một người đã khoác áo linh mục, người đó không thể trở lại được; trước đó các đấng bề trên ở tu viện cũng phải biết chắc người mới vào tu có hiểu được vì sao họ chọn con đường phụng sự Chúa hay không. Người đã khấn nguyện không mơ hồ một chút nào rằng ngay cả cái chết cũng không thể lay chuyển được sự chọn lựa của mình. Cha De Bricassart đã khấn nguyện và cha sẽ không bao giờ dứt khoát được với lời nguyền ấy. Bây giờ con đã biết, Meggie. Từ nay, nếu tiếp tục mơ tưởng cha De Bricassart thì đó là điều không thể tha thứ được.
° ° °
Cha Ralph De Bricassart nói bằng một giọng lạnh lùng nhưng không gay gắt lắm trong khi mắt vẫn chăm chăm nhìn vào gương mặt xanh xao của vị linh mục trẻ tuổi. Từng lời rõ ràng và cứng rắn, Ralph nói:
- Cha hành động không xứng đáng với những gì mà Chúa đòi hỏi ở các linh mục. Tôi tin rằng cha ý thức được điều đó hơn cả chúng tôi, những người khiển trách cha. Dù thế, nhân danh Đức Tổng Giám Mục bề trên của chúng ta tôi vẫn phải lên án cha. Cha phải vâng lời Ngài tuyệt đối, cha không được cãi lại những lời khuyên bảo và các quyết định của Ngài.
Chắc cha đã ý thức việc cha tự chôn vùi uy tín của mình, uy tín của xứ đạo và của giáo hội mà đáng lý cha phải yêu thương và bảo vệ trên hết. Lời nguyện của cha giữ mình trong sạch là thiêng liêng và không thể vi phạm; vi phạm lời nguyện đó là một tội lỗi hết sức nặng. Tất nhiên cha sẽ không bao giờ gặp lại người phụ nữ đó; chúng tôi sẽ giúp cha phấn đấu vượt qua sự cám dỗ. Chúng tôi đã lo liệu tất cả để cha có thể lên đường đi nhận nhiệm vụ mới tại xứ đạo Darwin, ở miền Bắc. Ngay tối nay cha đến Brisbane bằng chuyến tàu tốc hành và từ đây cha tiếp tục đi cũng bằng tàu hỏa đến Longreach. Ở đó, cha lên máy bay hãng Quantas đi Darwin. Hành lý của cha đang được đóng gói và sẽ giao lại cho cha trên chuyến tàu tốc hành. Do đó cha khỏi cần phải quay trở lại xứ đạo của cha.
Bây giờ cha hãy đến nhà thờ cùng với cha John và cầu nguyện. Cha ở đó cho đến giờ ra ga để tìm lại sự ổn định và an ủi tinh thần. Cha John sẽ đi theo cha đến Darwin. Bây giờ thì cha có thể rời khỏi đây rồi.
Sau khi vị linh mục trẻ tuổi cùng với người được chỉ định đi theo canh giữ đã đi, cha Ralph rời phòng làm việc và sang một phòng khác. Tổng giám mục Chiny Dark đang ngồi trong chiếc ghế bành của Ngài như mọi khi, kế bên là một giáo sĩ mang thắt lưng và mũ nhỏ bằng vải đều màu tím. Tổng giám mục là một người tầm vóc cao lớn, mái tóc bạc trắng, mắt màu xanh thật sáng, rất yêu đời, có óc khôi hài ý nhị và thích ăn ngon. Người khách của Tổng giám mục lại là một mẫu người hoàn toàn trái ngược lại: nhỏ bé, mảnh khảnh, vài chúm tóc lưa thưa xuất hiện dưới cái mũ nhỏ bằng vải; gương mặt gầy, khắc khổ, đôi mắt to không được vui, da sậm. Người ta có thể đoán tuổi của người này từ ba mươi tới năm mươi, nhưng tuổi thật thật ba mươi chín, hơn cha Ralph ba tuổi.
- Con hãy ngồi xuống đây và nhấp một tách trà với chúng tôi, Tổng giám mục nói bằng giọng hiền lành. Tôi đã chuẩn bị một bình trà khác. Con đã giải quyết xong vụ linh mục trẻ với những lời răn dạy đúng mức để cho anh ta hối cải chứ?
- Thưa Đức cha, vâng. Ralph trả lời ngắn gọn.
Linh mục Ralph ngồi xuống chiếc ghế thứ ba gần bàn để đầy những bánh xăng uých với dưa chuột, bánh có kem lạnh màu hồng và trắng, bánh bột chiên nóng phết bơ và những lọ thủy tinh đựng mứt, kem hột gà đánh nổi lên. Một bộ đồ uống trà bằng bạc và những chiếc tách bằng sứ Aynsley bịt vàng bên trên làm khung cảnh trở nên ấm cúng.
- Những chuyện không hay ấy rất đáng tiếc, ông bạn thân ạ, và mặc dù trong cương vị những kẻ phụng thờ Chúa như chúng ta, vẫn phải nhìn nhận rằng chúng ta chỉ là những sinh vật yếu đuối - người khách nói. Tối nay tôi sẽ cầu nguyện để Chúa giúp cho anh ta đủ nghị lực tránh khỏi rơi vào những lầm lỗi cũ.
Người khách có giọng nói nhẹ nhàng của người nước ngoài quốc tịch Ý, hiện ông đang giữ cương vị Tổng giám mục, Khâm Mạng Giáo Hoàng ở Úc, tên là Vitorio Scarbanza Di Contini Verchese. Vai trò tế nhị của ông là làm gạch nối giữa giới chức Nhà thờ ở Úc và Tòa thánh Vatican, do đó ông là giáo sĩ quan trọng nhất ở phần đất này của thế giới.
Vị đại diện Giáo Hoàng cũng là một người hết sức tinh tế; cầm chiếc tách trên tay, ông nhìn chăm chú về hướng, không phải Tổng giám mục Chiny Dark, mà là cha Bricassart, theo dự tính sẽ trở thành thư ký riêng của ông. Với Tổng giám mục Dark thì cha Ralph rõ ràng là một người rất đáng mến nhưng vị đại diện giáo hoàng vẫn tự hỏi, về phần ông thì ông sẽ đánh giá ra sao con người này? Cách cư xử của cha Ralph đối với bề trên trực tiếp hiện giờ không có gì để bàn cãi. Đó là một người tế nhị, nhẹ nhàng, thoải mái biết tôn kính nhưng không đi đến mức ngoan ngoãn vâng lời. Linh mục lại có óc hài hước. Làm thế nào linh mục có thể thích ứng với một người bề trên mới rất khác về tính tình so với người hiện nay? Theo thông lệ, thư ký riêng của Khâm mạng Tòa thánh đều được chọn trong hàng ngũ giáo sĩ của Nhà thờ Ý nhưng Vatican hiện rất quan tâm đến linh mục Ralph. Cha Ralph được chú ý không chỉ do tài sản riêng của ông (trái với dư luận chung, Tòa thánh không có quyền chiếm đoạt tài sản của ông, ngược lại về phần mình, ông cũng không có ý định giao lại tài sản cho Tòa thánh), nhưng do lòng tự nguyện, ông đã mang lại rất nhiều của cải cho Nhà thờ. Chính vì thế Vatican đã ra lệnh cho Khâm mạng của giáo hoàng nhận linh mục De Bricassart làm thư ký riêng để thử thách và đánh giá trị vị giáo sĩ trẻ tuổi này. Lòng đầy biết ơn, cha Ralph nhấp từng ngụm trà trong im lặng - một sự im lặng không bình thường. Vì đại diện giáo hoàng nhận thấy ông chỉ ăn một miếng bánh mì xăng-uých nhỏ, không kèm theo thứ gì hết, uống luôn bốn tách trà mà không cần thêm sữa hay đường. Thế là mọi chi tiết đều rất khớp với báo cáo mà vị đại diện Vatican đã nhận được. Trong các thói quen, cha Ralph đã tỏ ra hết sức giản dị, thanh bạch; khuyết điểm duy nhất là ông đang sử dụng chiếc ô tô đẹp, chạy rất nhanh.
- Con đi rồi, cha sẽ thấy rất trống trải - Tổng giám mục Chiny Dark vừa nói vừa phủ một lớp dày mứt và kem trên miếng bánh nướng rồi bỏ hết vào miệng.
Linh mục Ralph cười.
- Trình Đức cha, Đức cha đã đặt cho con vào một thế lưỡng nan! Một bên là đấng bề trên hiện tại và một bên là đấng bề trên tương lai của con. Nếu con trả lời làm vui lòng một bên thì con sẽ làm mất lòng bên khác. Vậy liệu con có nên trả lời rằng xa Đức cha con sẽ cảm thấy trống vắng vô cùng, nhưng đồng thời con rất vui mừng trước nhiệm vụ sắp tới: phục vụ Đức cha Di Contini.
Một cách nói rất khéo. Đúng là một câu trả lời của nhà ngoại giao. Tổng giám mục Di Contini Verchese bắt đầu nghĩ rằng một thư ký riêng như thế rất hợp đối với ông mặc dù Ralph quá đẹp trai với nét mặt thanh tú, nước da sáng và thân hình cân đối.
Bỗng nhiên cha Ralph im lặng, mắt nhìn xa xôi. Ông hồi tưởng đến hình ảnh linh lục trẻ vừa bị quở trách, đôi mắt đầy âu lo khi nghĩ đến con người trẻ tuổi này biết rằng anh ta sẽ không được trở lại giã từ người mình yêu. Lạy Chúa toàn năng, nếu trường hợp này là chính ông và Meggie thì ra sao? Người ta có thể bảo vệ được uy tín trong sáng ở một thời gian nhất định nào đó, nếu giữ được sự kín đáo; rất có thể uy tín đó sẽ lâu hơn nếu chỉ quan hệ với phụ nữ trong dịp nghỉ hè và dịp xa xứ đạo của mình. Nhưng một quan hệ tình cảm đúng nghĩa và kéo dài thì không thể nào không bị người khác khám phá.
Có những lúc cha chỉ còn cách duy nhất là quỳ gối trên nền đá cẩm thạch trong nhà nguyện cho đến tê dại vì sự đau đớn của thể xác. Chỉ có cách đó cha Ralph mới tự ngăn mình nhảy lên chuyến tàu hỏa đi Gillanbone và từ đó lao thẳng về Drogheda. Cha Ralph phải tự thuyết phục lòng mình rằng cha chỉ là nạn nhân của sự cô độc, cha thiếu tình cảm con người dù cha đã được mời mọc săn đón ở Drogheda. Cha đã nói đi nói lại với chính mình rằng không có gì thay đổi sau lần cha đầu hàng trước sự yếu đuối trong chốc lát vì đã hôn trả lại Meggie, rằng tình yêu mà mình đã dành cho Meggie còn là trong tưởng tượng, chưa đi vào một thế giới khác đầy đủ những hiểm nguy cụ thể. Vì rằng linh mục Ralph không chịu nhận có điều gì thay đổi trong quan hệ giữa ông và Meggie và coi như ông vẫn giữ trong đầu mình hình ảnh Meggie lúc còn là cô bé; tự cấm mình không được quyền phá vỡ hình ảnh đó.
Nhưng ông đã lầm. Sự đau khổ không vơi bớt đi. Ngược lại ngày càng sâu nặng hơn, lạnh giá hơn và ghê gớm hơn. Trước kia sự cô đơn của ông còn trừu tượng và ông hoàn toàn không nghĩ rằng có thể vơi đi bởi một con người bằng xương bằng thịt khác. Nhưng giờ đây, nỗi cô đơn đã mang một cái tên: Meggie, Meggie, Meggie... được lặp lại nhiều lần.
Khi vừa tỉnh khỏi cơn mơ, ông nhận ra Tổng giám mục Di Contini Verchese đang nhìn ông chăm chăm, đôi mắt sâu thẳm tỏ ra minh mẫn hơn đôi mắt nhanh nhẹn của Tổng giám mục Chiny Dark. Cha Ralph đủ thông minh để hiểu rằng mình không thể che giấu tâm trạng u buồn, nên ông đã đáp lại đấng bề trên đầy quyền lực của mình bằng cái nhìn sắc không kém. Ông nở một nụ cười đồng thời khẽ nhún vai như thể muốn nói: mỗi con người đều ẩn chứa một nỗi buồn và không phải là tội lỗi khi nhớ đến nỗi buồn riêng ấy.
- Này con, tình hình kinh tế suy sụp bất ngờ có ảnh hưởng gì đến những công việc mà con đang đảm trách không? - Vị đại diện Tòa thánh hỏi bằng một giọng dịu dàng.
- Cho đến nay chúng ta không có gì đáng phải lo âu thưa Đức cha. Công ty Michar Limited không bị ảnh hưởng nhiều vào các biến động thị trường. Theo con nghĩ chỉ có những phương án đầu tư không được chín chắn như bà Mary Carson mới bị thiệt hại. Dĩ nhiên lợi tức của trang trại Drogheda có thể không như trước đây vì giá len có giảm. Bà Mary Carson là người thấy xa nên không chỉ đầu tư trong chăn nuôi. Bà thích sự chắc chắn của kim loại hơn. Theo con, thời buổi này rất thuận lợi để mua bất động sản, không chỉ đất đai ở nông thôn, mà cả nhà và các bất động sản trong những thành phố lớn. Giá cả hiện nay xuống thấp một cách kỳ lạ, vì thế chắc chắn rồi đây các loại bất động sản sẽ lên. Do đó con không thể nào tưởng tượng được mình lại bị thua lỗ nếu đầu tư vào bất động sản. Cuộc khủng hoảng phải chấm dứt một ngày nào đó.
- Đúng thế, vị Khâm mạng tòa thánh tán đồng.
Vậy thì cha Ralph không chỉ sinh ra là một nhà ngoại giao mà còn cho thấy ông là một nhà kinh doanh sắc bén! Đúng vậy, Tòa thánh La Mã không thể không sử dụng một người như thế.
° ° °
➖➖➖
Phần tiếng Anh
The Thorn Birds by Colleen McCullough
---
THREE
1929-1932 Paddy
3.1
The new year came in with Angus MacQueen's annual Hogmanay party on Rudna Hunish, and still the move to the big house had not been accomplished. It wasn't something done overnight, between packing over seven years' accumulation of everyday artifacts, and Fee's declaration that the big house drawing room at least be finished first. No one was in the slightest hurry, though everyone was looking forward to it. In some respects the big house would prove no different: it lacked electricity and the flies populated it just as thickly. But in summer it was about twenty degrees cooler than outside, from the thickness of its stone walls and the ghost gums shading its roof. Also, the bathhouse was a true luxury, having hot water all winter from pipes which ran up the back of the vast fuel stove in the cookhouse next door, and every drop in its pipes was rain water. Though baths and showers had to be taken in this large structure with its ten separate cubicles, the big house and all the smaller houses were liberally endowed with indoor water-closet toilets, an unheard-of degree of opulence envious Gilly residents had been caught calling sybaritism. Aside from the Hotel Imperial, two pubs, the Catholic presbytery and the convent, the Gillanbone district survived on out-houses. Except Drogheda homestead, thanks to its enormous number of tanks and roofs to catch rain water. The rules were strict: no undue flushing, and plenty of sheep-dip disinfectant. But after holes in the ground, it was heaven.
Father Ralph had sent Paddy a check for five thousand pounds at the beginning of the preceding December, to be going on with, his letter said; Paddy handed it to Fee with a dazed exclamation. “I doubt I've managed to earn this much in all my working days,” he said. “What shall I do with it?” Fee asked, staring at it and then looking up at him, eyes blazing. “Money, Paddy! Money at last, do you realize it? Oh, I don't care about Auntie Mary's thirteen million pounds there’s nothing real about so much. But this is real! What shall I do with it?” “Spend it,” said Paddy simply. “A few new clothes for the children and yourself? And maybe there are things you'd like to buy for the big house? I can't think of anything else we need.”
“Nor can I, isn't it silly?” Up got Fee from the breakfast table, beckoning Meggie imperiously. “Come on, girl, we're walking up to the big house to look at it.”
Though at that time three weeks had elapsed since the frantic week following Mary Carson's death, none of the Clearys had been near the big house. But now Fee's visit more than made up for their previous reluctance. From one room to another she marched with Meggie, Mrs. Smith, Minnie and Cat in attendance, more animated than a bewildered Meggie had ever known her. She muttered to herself continually; this was dreadful, that was an absolute horror, was Mary color-blind, did she have no taste at all? In the drawing room Fee paused longest, eyeing it expertly. Only the reception room exceeded it in size, for it was forty feet long and thirty wide, and had a fifteen-foot ceiling. It was a curious mixture of the best and the worst in its decoration, painted a uniform cream which had yellowed and did nothing to emphasize the magnificent moldings on the ceiling or the carved paneling on the walls. The enormous floor- to-ceiling windows that marched uninterruptedly for forty feet along the veranda side were heavily curtained in brown velvet, casting a deep gloom over the dingy brown chairs, two stunning malachite benches and two equally beautiful benches in Florentine marble, and a massive fireplace of cream marble veined in deep pink. On the polished teak floor three Aubusson carpets had been squared with geometrical precision, and a Waterford chandelier six feet long touched the ceiling, its chain bunched round it.
“You are to be commended, Mrs. Smith,” Fee pronounced. “It's positively awful, but spotlessly clean. I shall give you something worth caring for. Those priceless benches without anything to set them of-it's a shame! Since the day I saw this room, I've longed to make it into something every person who walks into it will admire, and yet comfortable enough to make every person who walks into it want to remain.”
Mary Carson's desk was a Victorian hideousness; Fee walked to it and the phone which stood upon it, flicking its gloomy wood contemptuously. “My escritoire will do beautifully here,” she said. “I'm going to start with this room, and when it's finished I'll move up from the creek, not before. Then at least we'll have one place where we can congregate without being depressed.” She sat down and plucked the receiver off its hook. While her daughter and her servants stood in a small bewildered huddle, she proceeded to set Harry Gough in motion. Mark Foys would send fabric samples on the night mail; Nock and Kirbys would send paint samples; Grace Brothers would send wallpaper samples; these and other Sydney stores would send catalogues specially compiled for her, describing their lines of furnishings. Laughter in his voice, Harry guaranteed to produce a competent upholsterer and a team of painters capable of doing the meticulous work Fee demanded. Good for Mrs. Cleary! She was going to sweep Mary Carson right out of the house.
The phoning finished, everyone was directed to rip down the brown velvet curtains at once. Out they went onto the rubbish heap in an orgy of wastefulness Fee supervised personally, even putting the torch to them herself.
“We don't need them,” she said, “and I'm not going to inflict them on the Gillanbone poor.”
“Yes, Mum,” said Meggie, paralyzed.
“We're not going to have any curtains,” said Fee, not at all disturbed over a flagrant breach of the decorating customs of the time. “The veranda's far too deep to let the sun come in directly, so why do we need curtains? I want this room to be seen.”
The materials arrived, so did the painters and the upholsterer; Meggie and Cat were sent up ladders to wash and polish the top windows while Mrs. Smith and Minnie coped with the bottom ones and Fee strode around watching everything with an eagle eye.
By the second week in January it was all done, and somehow of course the news leaked out on the party lines. Mrs. Cleary had made the Drogheda drawing room into a palace, and wouldn't it be only the civil thing for Mrs. Hopeton to accompany Mrs. King and Mrs. O'Rourke on a welcome-to-the-big-house visit? No one argued that the result of Fee's efforts was absolute beauty. The cream Aubusson carpets with their faded bunches of pink and red roses and green leaves had been strewn rather haphazardly around the mirror- finished floor. Fresh cream paint covered the walls and the ceiling, every molding and carving painstakingly picked out in gilt, but the huge oval-shaped flat spaces in the paneling had been papered with faded black silk bearing the same bunches of roses as the three carpets, like stilted Japanese paintings in cream and gilt surrounds. The Waterford chandelier had been lowered until its bottom pendant chimed a bare six and a half feet from the floor, every prism of its thousands polished to a flashing rainbow, and its great brass chain tethered to the wall instead of being bunched up. On spindly cream- and-gilt tables Waterford lamps stood next to Waterford ashtrays and Waterford vases stuffed with cream and pink roses; all the big comfortable chairs had been re-covered in cream watered silk and placed in small cozy groupings with large ottomans drawn up to each one invitingly; in one sunny corner stood the exquisite old spinet with an enormous vase of cream and pink roses on it. Above the fireplace hung the portrait of Fee's grandmother in her pale pink crinoline, and facing her at the other end of the room was an even larger portrait of a youngish, red-haired Mary Carson, face like the youngish Queen Victoria, in a stiff black gown fashionably bustled. “All right,” said Fee, “now we can move up from the creek. I'll do the other rooms at my leisure. Oh, isn't it lovely to have money and a decent home to spend it on?”
About three days before they moved, so early in the morning the sun had not yet risen, the roosters in the fowl yard were cock-a-doodling joyously. “Miserable wretches,” said Fee, wrapping old newspapers around her china. “I don't know what they think they've done to crow about. Not an egg in the place for breakfast, and all the men at home until we finish moving. Meggie, you'll have to go down to the chook yard for me; I'm busy.” She scanned a yellowed sheet of the Sydney Morning Herald, snorting over an advertisement for wasp-waisted stays. “I don't know why Paddy insists we get all the newspapers; no one ever has time to read them. They just pile up too fast to burn in the stove. Look at this! It's older than our tenancy of the house. Well, at least they're handy for packing.”
It was nice to see her mother so cheerful, Meggie thought as she sped down the back steps and across the dusty yard. Though everyone was naturally looking forward to living in the big house, Mum seemed to hunger for it as if she could remember what living in a big house was like. How clever she was, what perfect taste she had! Things no one had ever realized before, because there had been neither time nor money to bring them out. Meggie hugged herself with excitement; Daddy had sent in to the Gilly jeweler and used some of the five thousand pounds to buy Mum a real pearl disbbhoker and real pearl earrings, only these had little diamonds in them as well. He was going to give them to her at their first dinner in the big house. Now that she had seen her mother's face freed of its habitual dourness, she could hardly wait for the expression it would wear when she received her pearls. From Bob to the twins, the children were agog for that moment, because Daddy had shown them the big flat leather case, opened it to reveal the milky opalescent beads on their black velvet bed. Their mother's blossoming happiness had affected them deeply; it was like seeing the start of a good drenching rain. Until now they had never quite understood how unhappy she must have been all the years they had known her.
The chook yard was huge, and held four roosters and upward of forty hens. At night they inhabited a tumble-down shed, its rigorously swept floor lined around the edges with straw-filled orange crates for laying, and its rear crossed by perches of various heights. But during the day the chooks strutted clucking around a large, wire-netted run. When Meggie opened the run gate and squeezed inside, the birds clustered about her greedily, thinking they would be fed, but since Meggie fed them in the evenings she laughed at their silly antics and stepped through them into the shed.
“Honestly, what a hopeless lot of chookies you are!” she lectured them severely as she poked in the nests. “Forty of you, and only fifteen eggs! Not enough for breakfast, let alone a cake. Well, I'm warning you here and now-if you don't do something about it soon, the chopping block for the lot of you, and that applies to the lords of the coop as well as wives, so don't spread your tails and ruffle up your necks as if I'm not including you, gentlemen!”
With the eggs held carefully in her apron, Meggie ran back to the kitchen, singing.
Fee was sitting in Paddy's chair staring at a sheet of Smith's Weekly, her face white, her lips moving. Inside Meggie could hear the men moving about, and the sounds of six-year-old Jims and Patsy laughing in their cot; they were never allowed up until after the men had gone. “What's the matter, Mum?” Meggie asked.
Fee didn't answer, only sat staring in front of her with beads of sweat along her upper lip, eyes stilled to a desperately rational pain, as if within herself she was marshaling every resource she possessed not to scream. “Daddy, Daddy!” Meggie called sharply, frightened. The tone of her voice brought him out still fastening his flannel undershirt, with Bob, Jack, Hughie and Stu behind him. Meggie pointed wordlessly at her mother.
Paddy's heart seemed to block his throat. He bent over Fee, his hand picking up one limp wrist. “What is it, dear?” he asked in tones more tender than any of his children had ever heard him use; yet somehow they knew they were the tones he used with her when they were not around to hear. She seemed to recognize that special voice enough to emerge from her shocked trance, and the big grey eyes looked up into his face, so kind and worn, no longer young.
“Here,” she said, pointing at a small item of news toward the bottom of the page.
Stuart had gone to stand behind his mother, his hand lightly on her shoulder; before he started to read the article Paddy glanced up at his son, into the eyes so like Fee's, and he nodded. What had roused him to jealousy in Frank could never do so in Stuart; as if their love for Fee bound them tightly together instead of separating them.
Paddy read out loud, slowly, his tone growing sadder and sadder. The little headline said: BOXER RECEIVES LIFE SENTENCE.
Francis Armstrong Cleary, aged 26, professional boxer, was convicted today in Goulburn District Court of the murder of Ronald Albert Cumming, aged 32, laborer, last July. The jury reached its verdict after only ten minutes' deliberation, recommending the most severe punishment the court could mete out. It was, said Mr. Justice FitzHugh-Cunneally, a simple open-and-closed case.
Cumming and Cleary had quarreled violently in the public bar of the Harbor Hotel on July 23rd. Later the same night Sergeant Tom Beardsmore of the Goulburn police, accompanied by two constables, was called to the Harbor Hotel by its proprietor, Mr. James Ogilvie. In the lane behind the hotel the police discovered Cleary kicking at the head of the insensible Cumming. His fists were bloodstained and bore tufts of Cumming's hair. When arrested Cleary was drunk but lucid. He was charged with assault with intent to commit grievous bodily harm, but the charge was amended to murder after Cumming died of brain injuries in the Goulburn District Hospital next day.
Mr. Arthur Whyte, K.C., entered a plea of not guilty by reason of insanity, but four medical witnesses for the Crown stated unequivocally that under the provisions of the M'naghten rules Cleary could not be called insane. In addressing the jury, Mr. Justice FitzHugh-Cunneally told them there was no question of guilt or innocence, the verdict was clearly guilty, but he requested them to take time considering their recommendation for either clemency or severity, as he would be guided by their opinion. When sentencing Cleary, Mr. Justice FitzHugh- Cunneally called his act “subhuman savagery,” and regretted that the drunken unpremeditated nature of the crime precluded hanging, as he regarded Cleary's hands as a weapon quite as deadly as a gun or knife. Cleary was sentenced to life imprisonment at hard labor, the sentence to be served in Goulburn Gaol, this institution being one designed for violently disposed prisoners.
Asked if he had anything so say, Cleary answered, “Just don't tell my mother.”
Paddy looked at the top of the page to see the date: December 6, 1925. “It happened over three years ago,” he said helplessly. No one answered him or moved, for no one knew what to do; from the front of the house came the gleeful laughter of the twins, their high voices raised in chatter, was “Just-don't-tell my mother,”“ said Fee numbly. “And no one did! Oh, God! My poor, poor Frank!”
Paddy wiped the tears from his face with the back of his free hand, then squatted down in front of her, patting her lap gently. “Fee dear, pack your things. We'll go to him.”
She half-rose before sinking back, her eyes in her small white face starred and glistening as if dead, pupils huge and gold-filmed. “I can't go,” she said without a hint of agony, yet making everyone feel that the agony was there. “It would kill him to see me. Oh, Paddy, it would kill him! I know him so well-his pride, his ambition, his determination to be someone important. Let him bear the shame alone, it's what he wants. You read it. “Just don't tell my mother.” We've got to help him keep his secret. What good will it do him or us to see him?”
Paddy was still weeping, but not for Frank; for the life which had gone from Fee's face, for the dying in her eyes. A Jonah, that's what the lad had always been; the bitter bringer of blight, forever standing between Fee and himself, the cause of her withdrawal from his heart and the hearts of his children. Every time it looked as if there might be happiness in store for Fee, Frank took it away. But Paddy's love for her was as deep and impossible to eradicate as hers was for Frank; he could never use the lad as his whipping boy again, not after that night in the presbytery. So he said, “Well, Fee, if you think it's better not to attempt to get in touch with him, we won't. Yet I'd like to know he was all right, that whatever can be done for him is being done. How about if I write to Father de Bricassart and ask him to look out for Frank?”
The eyes didn't liven, but a faint pink stole into her cheeks. “Yes, Paddy, do that. Only make sure he knows not to tell Frank we found out. Perhaps it would ease Frank to think for certain that we don't know.”
Within a few days Fee regained most of her energy, and her interest in redecorating the big house kept her occupied. But her quietness became dour again, only less grim, encapsulated by an expressionless calm. It seemed she cared more for how the big house would eventually look than she did for her family's welfare. Perhaps she assumed they could look after themselves spiritually, and that Mrs. Smith and the maids were there to look after them physically.
Yet the discovery of Frank's plight had profoundly affected everyone. The older boys grieved deeply for their mother, spent sleepless nights remembering her face at that awful moment. They loved her, and her cheerfulness during the previous few weeks had given them a glimpse of her which was never to leave them, and was to inspire them with a passionate desire to bring it back again. If their father had been the pivot upon which their lives turned until then, from that moment their mother was put alongside him. They began to treat her with a tender, absorbed care no amount of indifference on her part could banish. From Paddy to Stu the Cleary males conspired to make Fee's life whatever she wanted, and they demanded adherence to this end from everyone. No one must ever harm her or hurt her again. And when Paddy presented her with the pearls she took them with a brief, expressionless word of thanks, no pleasure or interest in her perusal; but everyone was thinking how different her reaction would have been were it not for Frank. Had the move to the big house not occurred, poor Meggie would have suffered a great deal more than she did, for without admitting her into full, exclusively male membership of the protect-Mum society (perhaps sensing that her participation was more grudging than theirs), her father and older brothers expected that Meggie should shoulder all the tasks Fee obviously found repugnant. As it turned out, Mrs. Smith and the maids shared the burden with Meggie. Chiefly repugnant to Fee was the care of her two youngest sons, but Mrs. Smith assumed full charge of Jims and Patsy with such ardor Meggie couldn't feel sorry for her, instead in a way she felt glad that these two could at last belong entirely to the housekeeper. Meggie grieved for her mother, too, but by no means as wholeheartedly as the men, for her loyalties were sorely tried; the big vein of motherliness in her was deeply offended by Fee's mounting indifference to Jims and Patsy. When I have my children, she would think to herself, I'm never going to love one of them more than the rest.
Living in the big house was certainly very different. At first it was strange to have a bedroom to oneself, and for the women, not to have to worry about any sort of household duty, inside or outside. Minnie, Cat and Mrs. Smith among them coped with everything from washing and ironing to cooking and cleaning, and were horrified by offers of help. In return for plenty of food and a small wage, an endless procession of swaggies were temporarily entered on the station books as rouseabouts, to chop the wood for the homestead fires, feed the fowls and pigs, do the milking, help old Tom take care of the lovely gardens, do all the heavy cleaning. Paddy had been communicating with Father Ralph. “The income from Mary's estate comes to roughly four million pounds a year, thanks to the fact that Michar Limited is a privately owned company with most of its assets sunk in steel, ships and mining,” wrote Father Ralph. “So what I've assigned to you is a mere drop in the Carson bucket, and doesn't even amount to one-tenth of Drogheda station profits in a year. Don't worry about bad years, either. The Drogheda station account is so heavily in the black I can pay you out of its interest forever, if necessary. So what money comes to you is no more than you deserve, and doesn't dent Michar Limited. It's station money you're getting, not company money. I require no more of you than to keep the station books up to date and honestly entered for the auditors.”
It was after he had this particular letter that Paddy held a conference in the beautiful drawing room on a night when everyone was at home. He sat with his steel rimmed reading half-glasses perched on his Roman nose, in a big cream chair, his feet comfortably disposed on a matching ottoman, his pipe in a Waterford ashtray.
“How nice this is.” He smiled, looking around with pleasure. “I think we ought to give Mum a vote of thanks for it, don't you, boys?” There were murmurs of assent from the “boys”; Fee inclined her head from where she sat in what had been Mary Carson's wing chair, re-covered now in cream watered silk. Meggie curled her feet around the ottoman she had chosen instead of a chair, and kept her eyes doggedly on the sock she was mending.
“Well, Father de Bricassart has sorted everything out and has been very generous,” Paddy continued. “He's put seven thousand pounds in the bank in my name, and opened a savings account for everyone with two thousand pounds in each. I am to be paid four thousand pounds a year as the station manager, and Bob will be paid three thousand a year as the assistant manager. All the working boys- Jack, Hughie and Stu-would be paid two thousand a year, and the little boys are to get one thousand a year each until they're old enough to decide what they want to do.
“When the little boys are grown up, the estate will guarantee each of them a yearly income equal to a full working member of Drogheda, even if they don't want to work on Drogheda. When Jims and Patsy turn twelve, they'll be sent to Riverview College in Sydney to board and be educated at the expense of the estate.
“Mum is to have two thousand pounds a year for herself, and so is Meggie. The household account will be kept at five thousand pounds, though why Father thinks we need so much to run a house,
I don't know. He says in case we want to make major alterations. I have his instructions as to how much Mrs. Smith, Minnie, Cat and Tom are to be paid, and I must say he's generous. Other wages I decide on myself. But my first decision as manager is to put on at least six more stockmen, so Drogheda can be run as it should be. It's too much for a handful.” That was the most he ever said about his sister's management. No one had ever heard of having so much money; they sat silent, trying to assimilate their good fortune.
“We'll never spend the half of it, Paddy,” said Fee. “He hasn't left us anything to spend it on.”
Paddy looked at her gently. “I know, Mum. But isn't it nice to think we'll never have to worry about money again?” He cleared his throat. “Now it seems to me that Mum and Meggie in particular are going to be at a bit of a loose end,” he went on. “I was never much good at figures, but Mum can add and subtract and divide and multiply like an arithmetic teacher. So Mum is going to be the Drogheda bookkeeper, instead of Harry Gough's office. I never realized it, but Harry has employed one chap just to deal with Drogheda's accounts, and at the moment he's a man short, so he doesn't mind passing it back to us at all. In fact, he was the one who suggested Mum might make a good bookkeeper. He's going to send someone out from Gilly to teach you properly, Mum. It's quite complicated, apparently. You've got to balance the ledgers, the cash books, the journals, record everything in the log book, and so on. Enough to keep you pretty busy, only it won't take the starch out of you the way cooking and washing did, will it?”
It was on the tip of Meggie's tongue to shout: What about me? I did just as much washing and cooking as Mum!
Fee was actually smiling, for the first time since the news about Frank. “I'll enjoy the job, Paddy, really I will. It will make me feel like a part of Drogheda.”
“Bob is going to teach you how to drive the new Rolls, because you're going to have to be the one to go into Gilly to the bank and see Harry. Besides, it will do you good to know you can drive anywhere you want without depending on one of us being around. We're too isolated out here. I've always meant to teach you girls how to drive, but there's never been the time before. All right, Fee?”
“All right, Paddy,” she said happily.
“Now, Meggie, we've got to deal with you.”
Meggie laid her sock and needle down, looked up at her father in a mixture of inquiry and resentment, sure she knew what he was going to say: her mother would be busy with the books, so it would be her job to supervise the house and its environs.
“I'd hate to see you turn into an idle, snobby miss like some of the graziers' daughters we know,” Paddy said with a smile which robbed his words of any contempt. “So I'm going to put you to work at a full-time job, too, wee Meggie. You're going to look after the inside paddocks for us-Borehead, Creek, Carson, Winnemurra and North Tank. You're also going to look after the Home Paddock. You'll be responsible for the stock horses, which ones are working and which ones are being spelled. During musters and lambing we'll all pitch in together, of course, but otherwise you'll manage on your own, I reckon. Jack can teach you to work the dogs and use a stock whip. You're a terrible tomboy still, so I thought you might like to work in the paddocks more than lie around the house,” he finished, smiling more broadly than ever. Resentment and discontent had flown out the window while he talked; he was once more Daddy, who loved her and thought of her. What had been the matter with her, to doubt him so? She was so ashamed of herself she felt like jabbing the big darning needle into her leg, but she was too happy to contemplate self-infliction of pain for very long, and anyway, it was just an extravagant way of expressing her remorse.
Her face shone. “Oh, Daddy, I'll love it!”
“What about me, Daddy?” asked Stuart.
“The girls don't need you around the house anymore, so you'll be out in the paddocks again, Stu.”
“All right, Daddy.” He looked at Fee longingly, but said nothing. Fee and Meggie learned to drive the new Rolls Royce Mary Carson had taken delivery of a week before she died, and Meggie learned to work the dogs while Fee learned to keep the books.
If it hadn't been for Father Ralph's continued absence, Meggie for one would have been absolutely happy. This was what she had always longed to do: be out there in the paddocks astride a horse, doing stockman's work. Yet the ache for Father Ralph was always there, too, the memory of his kiss something to be dreamed about, treasured, felt again a thousand times. However, memory wasn't a patch on reality; try as she would, the actual sensation couldn't be conjured up, only a shadow of it, like a thin sad cloud. When he wrote to tell them about Frank, her hopes that he would use this as a pretext to visit them were abruptly shattered. His description of the trip to see Frank in Goulburn Gaol was carefully worded, stripped of the pain it had engendered, giving no hint of Frank's steadily worsening psychosis. He had tried vainly to have Frank committed to Moris set asylum for the criminally insane, but no one had listened. So he simply passed on an idealistic image of a Frank resigned to paying for his sins to society, and in a passage heavily underlined told Paddy Frank had no idea they knew what had happened. It had come to his ears, he assured Frank, through Sydney newspapers, and he would make sure the family never knew. After being told this, Frank settled better, he said, and left it at that. Paddy talked of selling Father Ralph's chestnut mare.
Meggie used the rangy black gelding she had ridden for pleasure as a stock horse, for it was lighter-mouthed and nicer in nature than the moody mares or mean geldings in the yards. Stock horses were intelligent, and rarely placid. Even a total absence of stallions didn't make them very amiable animals. “Oh, please, Daddy, I can ride the chestnut, too!” Meggie pleaded. “Think how awful it would be if after all his kindnesses to us, Father should come back to visit and discover we had sold his horse!” Paddy stared at her thoughtfully. “Meggie, I don't think Father will come back.”
“But he might! You never know!”
The eyes so like Fee's were too much for him; he couldn't bring himself to hurt her more than she was already hurt, poor little thing. “All right then, Meggie, we'll keep the mare, but make sure you use both the mare and the gelding regularly, for I won't have a fat horse on Drogheda, do you hear?” Until then she hadn't liked to use Father Ralph's own mount, but after that she alternated to give both the animals in the stables a chance to work off their oats.
It was just as well Mrs. Smith, Minnie and Cat doted on the twins, for with Meggie out in the paddocks and Fee sitting for hours at her escritoire in the drawing room, the two little fellows had a wonderful time. They were into everything, but with such glee and constant good humor that no one could be angry with them for very long. At night in her little house Mrs. Smith, long converted to Catholicism, knelt to her prayers with such deep thankfulness in her heart she could scarcely contain it. Children of her own had never come to gladden her when Rob had been alive, and for years the big house had been childless, its occupants forbidden to mix with the inhabitants of the stockmen's houses down by the eek. Rut when the Clarrys came they were Mary Carson's kin, and there were children at last. Especially now, with Jims and Patsy permanent residents of the big house.
It had been a dry winter, and the summer rains didn't come. Knee- high and lush, the tawny grass dried out in the stark sun until even the inner core of each blade was crisp. To look across the paddocks required slitted eyes and a hat brim drawn far down on the forehead; the grass was mirror-silver, and little spiral whirlwinds sped busily among shimmering blue mirages, transferring dead leaves and fractured grass blades from one restless heap to another.
Oh, but it was dry! Even the trees were dry, the bark falling from them in stiff, crunchy ribbons. No danger yet of the sheep starving- the grass would last another year at least, maybe more-but no one liked to see everything so dry. There was always a good chance the rain would not come next year, or the year after. In a good year they got ten to fifteen inches, in a bad year less than five, perhaps close to none at all.
In spite of the heat and the flies, Meggie loved life out in the paddocks, walking the chestnut mare behind a bleating mob of sheep while the dogs lay flat on the ground, tongues lolling, deceptively inattentive. Let one sheep bolt out of the tightly packed cluster and the nearest dog would be away, a streak of vengeance, sharp teeth hungering to nip into a hapless heel. Meggie rode ahead of her mob, a welcome relief after breathing their dust for several miles, and opened the paddock gate. She waited patiently while the dogs, reveling in this chance to show her what they could do, bit and goaded the sheep through. It was harder mustering and droving cattle, for they kicked or charged, often killing an unwary dog; that was when the human herdsman had to be ready to do his bit, use his whip, but the dogs loved the spice of danger working cattle. However, to drove cattle was not required of her; Paddy attended to that himself.
But the dogs never ceased to fascinate her; their intelligence was phenomenal. Most of the Drogheda dogs were kelpies, coated in rich brownish tan with creamy paws, chests and eyebrows, but there were Queensland blues too, larger, with blue-grey coats dappled in black, and all varieties of crossbreds between kelpie and blue. The bitches came in heat, were scientifically mated, increased and whelped; after weaning and growing, their pups were tried out in the paddocks, and if good were kept or sold, if no good shot.
Whistling her dogs to heel, Meggie shut the gate on the mob and turned the chestnut mare toward home. Nearby was a big stand of trees, stringybark and ironbark and black box, an occasional wilga on its outskirts. She rode into its shade thankfully, and having now the leisure to look around, let her eyes roam in delight. The gums were full of budgies, skawking and whistling their parodies of songbirds; finches wheeled from branch to branch; two sulphur- crested cockatoos sat with their heads to one side watching her progress with twinkling eyes; willy-wagtails fossicked in the dirt for ants, their absurd rumps bobbing; crows carked eternally and mournfully. Theirs was the most obnoxious noise in the whole bush song repertoire, so devoid of joy, desolate and somehow soul- chilling, speaking of rotting flesh, of carrion and blowflies. To think of a crow singing like a bellbird was impossible; cry and function fitted perfectly. Of course there were flies everywhere; Meggie wore a veil over her hat, but her bare arms were constantly plagued, and the chestnut mare's tail never stopped swishing, its flesh never stopped shivering and creeping for a second. It amazed Meggie that even through the thickness of hide and hair, a horse could feel something as delicate and airy as a fly. They drank sweat, which was why they tormented horses and humans so, but humans never let them do what sheep did, so they used the sheep for a more intimate purpose, laying their eggs around the rump wool, or wherever the wool was damp and dirty. The air was full of the noise of bees, and alive with brilliant quick dragonflies seeking out the bore drains, alive with exquisitely colored butterflies and day moths. Her horse turned over a piece of rotting log with a hoof; Meggie stared at its underside, her skin crawling. There were witchetty grubs, fat and white and loathsome, wood lice and slugs, huge centipedes and spiders. From burrows rabbits hopped and skittled, flashed back inside with white powder puffs up in the air, then turned to peer out, noses twitching. Farther on an echidna broke off its quest after ants, panicked at her approach. Burrowing so fast that its strong clawed feet were hidden in seconds, it began to disappear under a huge log. Its antics as it dug were amusing, the cruel spines lying flat all over its body to streamline its entry into the ground, earth flying in heaps. She came out of the timber on the main track to the homestead. A sheet of dappled grey occupied its dust, galahs picking for insects or grubs, but as they heard her coming they took to the air en masse. It was like being inundated by a magenta-pink wave; breasts and underwings soared above her head, the grey turned magically to rich pink. If I had to leave Drogheda tomorrow, she thought, never again to come back, in my dreams I'd live Drogheda in a wash of pink galah undersides .... It must be getting very dry farther out; the kangas are coming in, more and more of them .... A great mob of kangaroos, maybe two thousand strong, was startled out of its placid grazing by the galahs and took off into the distance in long, graceful leaps which swallowed the leagues faster than any other animal save the emu. Horses couldn't keep up with them.
In between these delightful bouts of nature-studying she thought of Ralph, as always. Privately Meggie had never catalogued what she felt for him as a schoolgirl crush, simply called it love, as they did in books. Her symptoms and feelings were no different from those of an Ethel M. Dell heroine. Nor did it seem fair that a barrier as artificial as his priesthood could stand between her and what she wanted of him, which was to have him as her husband. To live with him as Daddy did with Mum, in such harmony he would adore her the way Daddy did Mum. It had never seemed to Meggie that her mother did very much to earn her father's adoration, yet worship her he did. So Ralph would soon see that to live with her was far better than living on his own; for it had not dawned upon her that Ralph's priesthood was something he could not abandon under any circumstances. Yes, she knew it was forbidden to have a priest as husband or lover, but she had got into the habit of getting around it by stripping Ralph of his religious office. Her formal education in Catholicism had never advanced to discussions of the nature of priestly vows, and she was not herself in need of religion, so didn't pursue it voluntarily. Obtaining no satisfaction from praying, Meggie obeyed the laws of the Church simply because not to do so meant burning in Hell throughout eternity. In her present daydream she rambled through the bliss of living with him and sleeping with him, as Daddy did with Mum. Then the thought of his nearness excited her, made her shift in the saddle restlessly; she translated it into a deluge of kisses, having no other criterion. Riding the paddocks hadn't advanced her sexual education at all, for the mere sniff of a dog in the far distance drove all desire to mate out of any animal's mind, and as on all stations, indiscriminate mating was not allowed. When the rams were sent among the ewes of a particular paddock, Meggie was dispatched elsewhere, and the sight of one dog humping another was simply the signal to flick the pair with her whip, stop their “playing.”
Perhaps no human being is equipped to judge which is worse: inchoate longing with its attendant restlessness and irritability, or specific desire with its willful drive to achieve the desire. Poor Meggie longed, quite what for she didn't know, but the basic pull was there, and it dragged her inexorably in the direction of Ralph de Bricassart. So she dreamed of him, yearned for him, wanted him; and mourned, that in spite of his declared love for her she meant so little to him that he never came to see her. Into the middle of her thoughts rode Paddy, heading for the homestead on the same course as she was; smiling, she reined in the chestnut mare and waited for him to catch up.
“What a nice surprise,” said Paddy, walking his old roan beside his daughter's middle-aged mare.
“Yes, it is,” she said. “Is it dry farther out?”
“A bit worse than this, I think. Lord, I've never seen so many kangas! It must be bone dry out Milparinka way. Martin King was talking of a big shoot, but I don't see how an army of machine guns could reduce the number of kangas by enough to see the difference.”
He was so nice, so thoughtful and forgiving and loving; and it was rarely that she ever had the chance to be with him without at least one of the boys in attendance. Before she could change her mind, Meggie asked the doubting question, the one which gnawed and preyed in spite of all her internal reassurances.
“Daddy, why doesn't Father de Bricassart ever come to see us?” “He's busy, Meggie,” Paddy answered, but his voice had become wary. “But even priests have holidays, don't they? He used to love Drogheda so, I'm sure he'd want to spend his holidays here.?-” “In one way priests have holidays, Meggie, but in another way they're never off duty. For instance, every day of their lives they have to say Mass, even if quite alone. I think Father de Bricassart is a very wise man, and knows that it's never possible to go back to a way of life that's gone. For him, wee Meggie, Drogheda's a bit of the past.
If he came back, it wouldn't give him the same sort of pleasure it used to.”
“You mean he's forgotten us,” she said dully. “No, not really. If he had, he wouldn't write so often, or demand news about each of us.” He turned in his saddle, his blue eyes pitying. “I think it's best that he doesn't ever come back, so I don't encourage him to think of it by inviting him.”
“Daddy!”
Paddy plunged into muddy waters doggedly. “Look, Meggie, it's wrong for you to dream about a priest, and it's time you understood that. You've kept your secret pretty well, I don't think anyone else knows how you feel about him, but it's to me your questions come, isn't it? Not many, but enough. Now take it from me, you've got to stop, hear it? Father de Bricassart took holy vows I know he has absolutely no intention of breaking, and you've mistaken his fondness for you. He was a grown man when he met you, and you were a little girl. Well, that's how he thinks of you, Meggie, to this very day.”
She didn't answer, nor did her face change. Yes, he thought, she's Fee's daughter, all right.
After a while she said tautly, “But he could stop being a priest. It's just that I haven't had a chance to talk to him about it.”
The shock on Paddy's face was too genuine not to believe it, so Meggie found it more convincing than his words, vehement though they were. “Meggie! Oh, good God, that's the worst of this bush existence! You ought to be in school, my girl, and if Auntie Mary had died sooner I would have packed you off to Sydney in time to get at least a couple of years under your belt. But you're too old, aren't you? I wouldn't have them laugh at you at your age, poor wee Meggie.” He continued more gently, spacing his words to give them a sharp, lucid cruelty, though it was not his intention to be cruel, only to dispel illusions once and for all. “Father de Bricassart is a priest, Meggie. He can never, never stop being a priest, understand that. The vows he took are sacred, too solemn to break. Once a man is a priest there can be no turning away, and his supervisors in the seminary make absolutely sure that he knows what he's swearing before he does. A man who takes those vows knows beyond any doubt that once taken they can't be broken, ever. Father de Bricassart took them, and he'll never break them.” He sighed. “Now you know, Meggie, don't you? From this moment you have no excuse to daydream about Father de Bricassart.”
They had come in from the front of the homestead, so the stables were closer than the stockyards; without a word, Meggie turned the chestnut mare toward the stables, and left her father to continue alone. For a while he kept turning around to look after her, but when she had disappeared inside the fence around the stables he dug his roan in the ribs and finished his ride at a canter, hating himself and the necessity of saying what he had. Damn the man-woman thing! It seemed to have a set of rules at variance with all others.
° ° °
Father Ralph de Bricassart's voice was very cold, yet it was warmer than his eyes, which never veered from the young priest's pallid face as he spoke his stiff, measured words.
“You have not conducted yourself as Our Lord Jesus Christ demands His priests conduct themselves. I think you know it better than we who censure you could ever know it, but I must still censure you on behalf of your Archbishop, who stands to you not only as a fellow priest but as your superior. You owe him perfect obedience, and it is not your place to argue with his sentiments or his decisions.
“Do you really understand the disgrace you've brought on yourself, on your parish, and especially on the Church you purport to love more than any human being? Your vow of cha/y was as solemn and binding as your other vows, and to break it is to sin grievously. You will never see the woman again, of course, but it behooves us to assist you in your struggles to overcome temptation. Therefore we have arranged that you leave immediately for duty in the parish of Darwin, in the Northern Territory. You will proceed to Brisbane tonight on the express train, and from there you will proceed, again by train, to Longreach. In Longreach you will board a QANTAS plane for Darwin. Your belongings are being packed at this moment and will be on the express before it departs, so there is no need for you to return to your present parish.
“Now go to the chapel with Father John and pray. You will remain in the chapel until it is time to join the train. For your comfort and consolation, Father John will travel with you to Darwin. You are dismissed.” They were wise and aware, the priests in administration; they would permit the sinner no opportunity to have further contact with the young girl he had taken as his mistress. It had become the scandal of his present parish, and very embarrassing. As for the girl—let her wait, and watch, and wonder. From now until he arrived in Darwin he would be watched by the excellent Father John, who had his orders, then after that every letter he sent from Darwin would be opened, and he would not be allowed to make any long¬ distance phone calls. She would never know where he had gone, and he would never be able to tell her. Nor would he be given any chance to take up with another girl. Darwin was a frontier town; women were almost nonexistent. His vows were absolute, he could never be released from them; if he was too weak to police himself, the Church must do it for him.
After he had watched the young priest and his appointed watchdog go from the room, Father Ralph got up from his desk and walked through to an inner chamber. Archbishop Cluny Dark was sitting in his customary chair, and at right angles to him another man in purple sash and skullcap sat quietly. The Archbishop was a big man, with a shock of beautiful white hair and intensely blue eyes; he was a vital sort of fellow, with a keen sense of humor and a great love of the table. His visitor was quite the antithesis; small and thin, a few sparse strands of black hair around his skullcap and beneath them an angular, ascetic face, a sallow skin with a heavy beard shadow, and large dark eyes. In age he might have been anywhere between thirty and fifty, but in actual fact he was thirty-nine, three years older than Father Ralph de Bricassart.
“Sit down, Father, have a cup of tea,” said the Archbishop heartily.
“I was beginning to think we'd have to send for a fresh pot. Did you dismiss the young man with a suitable admonition to mend his conduct?”
“Yes, Your Grace,” said Father Ralph briefly, and seated himself in the third chair around the tea table, loaded with wafer-thin cucumber sandwiches, pink and white iced fairy cakes, hot buttered scones with crystal dishes of jam and whipped cream, a silver tea service and Aynsley china cups washed with a delicate coating of gold leaf.
“Such incidents are regrettable, my dear Archbishop, but even we who are ordained the priests of Our Dear Lord are weak, all-too-human creatures. I find it in my heart to pity him deeply, and I shall pray tonight that he finds more strength in the future,” the visitor said. His accent was distinctly foreign, his voice soft, with a hint of sibilance in its so's. By nationality he was Italian, by title he was His Grace the Archbishop Papal Legate to the Australian Catholic Church, and by name he was Vittorio Scarbanza di Contini- Verchese. His was the delicate role of providing a link between the Australian hierarchy and the Vatican nerve center; which meant he was the most important priest in this section of the world.
Before, being given this appointment he had of course hoped for the United States of America, but on thinking about it he decided Australia would do very nicely. If in population though not in area it was a much smaller country, it was also far more Catholic. Unlike the rest of the English-speaking world, it was no social comedown in Australia to be Catholic, no handicap to an aspiring politician or businessman or judge. And it was a rich country, it supported the Church well. No need to fear he would be forgotten by Rome while he was in Australia. The Archbishop Papal Legate was also a very subtle man, and his eyes over the gold rim of his teacup were fixed not on Archbishop Cluny Dark but on Father Ralph de Bricassart, soon to become his own secretary. That Archbishop Dark liked the priest enormously was a well-known fact, but the Archbishop Papal Legate was wondering how well he was going to like such a man. They were all so big, these Irish-Australian priests, they towered far above him; he was so weary of forever having to tilt his head up to see their faces. Father de Bricassart's manner to his present master was perfect: light, easy, respectful but man-to-man, full of humor. How would he adjust to working for a far different master? It was customary to appoint the Legatal secretary from the ranks of the Italian Church, but Father Ralph de Bricassart held great interest for the Vatican. Not only did he have the curious distinction of being personally rich (contrary to popular opinion, his superiors were not empowered to take his money from him, and he had not volunteered to hand it over), but he had single-handedly brought a great fortune into the Church. So the Vatican had decided that the Archbishop Papal Legate was to take Father de Bricassart as his secretary, to study the young man and find out exactly what he was like.
One day the Holy Father would have to reward the Australian Church with a cardinal's biretta, but it would not be yet. Therefore it was up to him to study priests in Father de Bricassart's age group, and of these Father de Bricassart was clearly the leading candidate. So be it. Let Father de Bricassart try his mettle against an Italian for a while. It might be interesting. But why couldn't the man have been just a little smaller? As he sipped his tea gratefully Father Ralph was unusually quiet. The Archbishop Papal Legate noticed that he ate a small sandwich triangle and eschewed the other delicacies, but drank four cups of tea thirstily, adding neither sugar nor milk. Well, that was what his report said; in his personal living habits the priest was remarkably abstemious, his only weakness being a good (and very fast) car.
“Your name is French, Father,” said the Archbishop Papal Legate softly, “but I understand you are an Irishman. How comes this phenomenon? Was your family French, then?”
Father Ralph shook his head, smiling. “It's a Norman name, Your Grace, very old and honorable. I am a direct descendant of one Ranulf de Bricassart, who was a baron in the court of William the Conqueror. In 1066 he came to invade England with William, and one of his sons took English land. The family prospered under the Norman kings of England, and later on some of them crossed the Irish Sea during the time of Henry the Fourth, and settled within the Pale. When Henry the Eighth removed the English Church from Rome's authority we kept the faith of William, which meant we felt we owed our first allegiance to Rome, not to London. But when Cromwell set up the Commonwealth we lost our lands and titles, and they were never restored to us. Charles had English favorites to reward with Irish land. It is not causeless, you know, the Irish hatred of the English.
“However, we descended to relative obscurity, still loyal to the Church, and to Rome. My older brother has a successful stud farm in County Meath, and hopes to breed a Derby or a Grand National winner. I am the second son, and it has always been a family tradition that the second son embrace the Church if he feels the wish for it. I'm very proud of my name and my lineage, you know. For fifteen hundred years there have been de Bricassarts.” Ah, that was good! An old, aristocratic name and a perfect record of keeping the faith through emigrations and persecutions. “And the Ralph?”
“A constriction of Ranulf, Your Grace.”
“I see.”
“I'm going to miss you greatly, Father,” said Archbishop Cluny Dark, piling jam and whipped cream on half a scone and popping it whole into his mouth.
Father Ralph laughed at him. “You place me in a dilemma, Your Grace! Here I am seated between my old master and my new, and if I answer to please one, I must displease the other. But may I say I shall miss Your Grace, while looking forward to serving Your Grace?” It was well said, a diplomat's answer. Archbishop di Contini-Verchese began to think he might do well with such a secretary. But too good-looking by far, with those fine features, the striking coloring, the magnificent body. Father Ralph lapsed back into silence, staring at the tea table without seeing it. He was seeing the young priest he had just disciplined, the look in those already tormented eyes as he realized they were not even going to let him say goodbye to his girl. Dear God, what if it had been him, and the girl Meggie? One could get away with it for a while if one was discreet; forever if one limited women to the yearly vacation away from the parish. But let a serious devotion to one woman enter the picture and they would inevitably find out.
There were times when only kneeling on the marble floor of the palace chapel until he was stiff with physical pain prevented him from catching the next train back to Gilly and Drogheda. He had told himself that he was simply the victim of loneliness, that he missed the human affection he had known on Drogheda. He told himself nothing had changed when he yielded to a passing weakness and kissed Meggie back; that his love for her was still located in realms of fancy and delight, that it had not passed into a different world which had a distracting, disturbing wholeness to it the earlier dreams had not. For he couldn't admit anything had changed, and he kept Meggie in his mind as a little girl, shutting out any visions which might contradict this.
He had been wrong. The pain didn't fade. It seemed to grow worse, and in a colder, uglier way. Before, his loneliness had been an impersonal thing, he had never been able to say to himself that the presence in his life of any one being could remedy it. But now loneliness had a name: Meggie, Meggie, Meggie, Meggie . . .
He came out of his reverie to find Archbishop di Contini-Verchese staring at him unwinkingly, and those large dark eyes were far more dangerously omniscient than the round vivid orbs of his present master. Far too intelligent to pretend there was nothing causing his brown study, Father Ralph gave his master-to-be as penetrating a look as he was receiving, then smiled faintly and shrugged his shoulders, as if to say: Every man has sadness in him, and it is no sin to remember a grief. “Tell me, Father, has the sudden slump in economic affairs affected your charge?” the Italian prelate asked smoothly.
“So far we have nothing to worry about, Your Grace. Michar Limited isn't easily affected by auctuations in the market. I should imagine those whose fortunes are less carefully invested than Mrs. Carson's are the ones who stand to lose the most. Of course the station Drogheda won't do as well; the price of wool is falling. However, Mrs. Carson was too clever to sink her money into rural pursuits; she preferred the solidity of metal. Though to my mind this is an excellent time to buy land, not only stations in the country but houses and buildings in the major cities. Prices are ridiculously low, but they can't remain low forever. I don't see how we can lose on real estate in years to come if we buy now. The Depression will be over one day.” “Quite,” said the Archbishop Papal Legate. So not only was Father de Bricassart something of a diplomat, he was also something of a businessman as well! Truly Rome had better keep her eye upon him.
° ° °
➖➖➖