Tiểu thuyết chiều thứ Bảy

  1. Trang chủ
  2. Danh mục
  3. Hỏi - Đáp

 
 
Tiểu thuyết chiều thứ Bảy, Số 284 đăng ngày 2025-03-22
***
Tàn mùa
Tác giả: Ernest Hemingway
Dịch giả: Lê Huy Bắc
Tiếng Anh:
Out of Season by Ernest Hemingway

Ernest Hemingway

(Giải Nobel Văn học 1954)

-:-


Với bốn lire kiếm được nhờ dọn vườn khách sạn, Peduzzi đã uống khá say. Lão thấy chàng công tử đang đi trên con đường nhỏ bèn đến bí mật thì thào gì đó với anh ta. Chàng công tử bảo anh ta chưa ăn nhưng sẽ sẵn sàng lên đường ngay sau khi bữa trưa kết thúc, khoảng bốn mươi phút đến một tiếng nữa.

Tại căng tin gần chiếc cầu, người ta bán nợ cho lão thêm ba chai grappa [1] bởi lẽ lão rất tự tin và đầy bí ẩn về công việc lão sắp làm trong buổi chiều. Hôm ấy, trời gió, mặt trời vừa ló ra khỏi mấy đám mây liền lại chìm trong màn mưa lất phất. Một ngày tuyệt diệu để câu cá hồi.

Chàng công tử ra khỏi khách sạn và hỏi lão về chuyện cần câu. Có nên để vợ anh ta mang cần câu đi sau không? - Vâng, - Peduzzi đáp - cứ để cô ấy đi theo chúng ta. - Chàng công tử quay vào khách sạn để bảo vợ mình. Anh ta và Peduzzi bước xuống đường. Chàng công tử mang cái túi dết trên vai. Peduzzi nhìn thấy cô vợ, trông trẻ như chồng, đi đôi ủng leo núi, đội mũ bê rê màu xanh, bước ra, theo họ xuống đường, mỗi tay cô cầm một chiếc cần câu chưa nối. Peduzzi không thích cô ta đi thụt lùi phía sau.

- Thưa bà, - Lão gọi trong lúc nháy mắt với chàng công tử - đến đây đi cùng chúng tôi. Thưa bà, bà hãy đến đây. Chúng ta đi cùng nhau. - Peduzzi muốn cả ba người cùng đi xuống phố Cortina.

Cô vợ vẫn lùi ở phía sau, hơi ủ rũ khi bám theo. Thưa bà, - Peduzzi dịu dàng gọi - đến đây với chúng tôi. Chàng công tử nhìn lại, cất giọng nói lớn điều gì đó. Cô vợ không giữ khoảng cách nữa mà bước đến gần.

Bất kỳ ai họ gặp trên con lộ chính của thị trấn, Peduzzi đều chào với vẻ kiểu cách. - Buon di, Arturo! [2] và ngả mũ ra. Tay thư ký của ngân hàng dõi mắt nhìn lão từ trên cửa quán cà phê “Fascist”. Nhiều nhóm, ba hoặc bốn người, đang đứng trước các quầy hàng quan sát ba người. Những người công nhân mặc đồ bảo hộ đang đổ móng một khách sạn mới, ngẩng lên nhìn khi họ đi qua. Không ai lên tiếng hay ra dấu với họ ngoại trừ một người ăn xin trong thị trấn, gầy gò và già nua, với bộ râu bết dính nước bọt, người đã nhấc mũ lên khi họ đi qua.

Peduzzi dừng lại trước một cửa hàng có tủ kính bày đầy ắp chai lọ rồi lấy ra cái chai grappa rỗng từ túi trong của chiếc áo lính lão đang mặc.

- Một ít để uống, một ít marsala cho bà, một thứ gì đó, một thứ gì đó dùng để uống. - Lão ra điệu bộ với cái chai. Đấy là một ngày tuyệt vời - Marsala, bà thích marsala chứ, thưa bà? Một ít marsala?...

Cô vợ đúng ủ rũ.

- Anh sẽ phải cố mà theo vụ này - Cô ta nói - Em không thể hiểu nổi một từ ông ta nói. Ông ta say rượu, có phải không?

Chàng công tử có vẻ không nghe Peduzzi. Anh ta đang suy nghĩ, lão nói marsala là cái chết tiệt gì? Đấy là thứ Max Beerbohm uống chắc?

- Thưa ông, - Cuối cùng Peduzzi giật tay áo chàng công tử, nói - lire. - Lão cười mỉm, hơi dè dặt khi thốt ra từ ấy nhưng vừa đủ thuyết phục để chàng công tử đồng ý.

Anh ta mở ví, lấy đưa lão tờ bạc mười lire. Peduzzi đi lên bậc tam cấp đến cửa quầy hàng Đặc sản Rượu vang Nội địa và Ngoại quốc. Quầy hàng đã khóa cửa.

- Đóng cửa cho đến hai giờ. - Ai đó đang băng qua đường nói với vẻ đầy khinh bỉ. Peduzzi bước xuống bậc cấp. Lão cảm thấy bị thương tổn.

- Đừng lo, - Lão nói - chúng ta có thể mua ở Concordia.

Cả ba sóng hàng bước xuống đường đến Concordia. Trên hành lang tiệm Concordia, nơi mấy chiếc xe trượt băng han gỉ được xếp đống, chàng công tử hỏi:

- Ông uống gì? - Peduzzi đưa trả anh tờ giấy bạc bị gấp nhiều nếp.

- Không gì đâu, - Lão nói - thứ gì cũng được. - Lão hơi xấu hổ - Marsala, có lẽ thế. Tôi không biết. Marsala chăng?

Cánh cửa tiệm Concordia đóng sau lưng chàng công tử và vợ.

- Cho ba suất marsala. - Chàng công tử nói với cô gái đứng sau quầy.

- Hai, ý ông là hai suất có phải không? - Cô ta hỏi.

- Không, - Anh đáp - một suất cho vecchio [3].

- Ồ, - Cô ta nói, - một vecchio - và cười trong lúc lấy một cái chai xuống. Cô rót thứ nước trông tựa bùn lỏng ra ba cái ly. Cô vợ đang ngồi ở cái bàn kê dưới dãy báo treo trên dây. Chàng công tử đặt một ly marsala trước mặt vợ.

- Có lẽ em cũng nên uống đi - Anh ta nói - Có lẽ nó làm em dễ chịu hơn.

Cô vợ ngồi nhìn cái ly. Chàng công tử mang một ly ra cửa cho Peduzzi nhưng không tìm thấy lão.

- Anh không biết ông ta đi đâu. - Anh ta nói lúc mang cái ly quay trở lại phòng bán bánh.

- Ông ta muốn một xị marsala đấy. - Cô vợ nói.

- Giá của một xị là bao nhiêu? - Chàng công tử hỏi cô gái.

- Loại bianco hả? Một lire.

- Không, marsala chứ. Đổ hai ly này vào luôn. - Anh ta nói và đưa cái ly của mình và ly rót cho Peduzzi. Cô ta dùng cái phễu rót đong một phần tư lít vang.

- Cho cái chai để mang đi. - Chàng công tử nói.

Cô ta đi tìm cái chai. Sự việc khiến cô buồn cười.

- Anh lấy làm tiếc vì đã làm em buồn, Tiny - Anh ta nói - Anh xin lỗi vì đã nói như thế vào lúc ăn trưa. Hai chúng ta nhìn một vấn đề từ hai góc độ khác nhau.

- Khác gì đâu - Cô ta nói - Chẳng có gì khác biệt cả.

- Em có lạnh lắm không? - Anh ta hỏi - Giá mà em mặc thêm một cái áo len nữa.

- Em đã mặc ba chiếc rồi.

Cô gái mang ra một cái chai dẹt màu nâu và rót marsala vào.

Chàng công tử trả thêm năm lire. Họ ra khỏi cửa. Cô gái có vẻ rất buồn cười. Peduzzi tay cầm cần câu đang bước tới bước lui phía cuối hiên.

- Đi thôi - Lão nói - Tôi sẽ mang cần câu. Nếu ai đó nhìn thấy thì có khác gì cơ chứ? Chẳng có ai gây rắc rối cho chúng ta. Ở Cortina này, không có ai gây phiền phức với tôi đâu, tôi quen với các quan chức trong thị trấn. Tôi đã từng là quân nhân. Mọi người trong thị trấn này đều thích tôi. Tôi bán ếch. Nếu họ cấm câu cá thì người ta còn biết làm gì cơ chứ? Không có chuyện gì đâu. Chẳng có gì. Không rắc rối. Cá hồi lớn, tôi đã nói với anh. Rất nhiều cá.

Họ xuống đồi đi về phía dòng sông. Thị trấn lùi lại đằng sau. Mặt trời bị che khuất, mưa lất phất.

- Nhìn kìa - Peduzzi nói và chỉ tay vào cô gái đang đứng trên ngưỡng cửa của ngôi nhà họ đi qua - Con gái tôi đấy.

- Bác sĩ [4] của ông ta - Cô vợ nói - Sao ông ta lại chỉ cho chúng ta bác sĩ của ông ta nhỉ?

- Ông ta bảo là con gái của ông ta. - Chàng công tử nói.

Cô gái lui vào nhà khi Peduzzi chỉ.

Họ xuống đồi, băng qua cánh đồng rồi rẽ đi men theo bờ sông. Peduzzi nói nhanh và nháy mắt ra vẻ hiểu biết. Lúc họ sóng hàng bước đi, cô vợ ngửi thấy hơi thở của lão thoảng trong gió. Một lần lão huých trúng sườn cô. Có lúc lão nói bằng phương ngữ Ampezzo và có lúc lão dùng phương ngữ Tyroler. Lão không thể nào làm cho cả hai vợ chồng cùng hiểu bằng một thứ tiếng thế là lão sử dụng song ngữ. Nhưng khi chàng công tử nói, Vâng, Vâng, Peduzzi quyết định nói bằng tiếng Tyroler. Chàng công tử và vợ chẳng hiểu được tí gì.

- Mọi người trong thị trấn đã thấy chúng ta mang mấy cần câu này đi. Bây giờ hẳn cả nhóm cảnh sát đang bám theo chúng ta. Anh ước giá mà chúng ta không dây vào cái công việc quái quỷ này. Cái lão ngố già này lại say quá.

- Dĩ nhiên, anh không có đủ can đảm để quay về - Cô vợ nói - Dĩ nhiên anh phải tiếp tục.

- Sao em không quay lại? Quay lại đi, Tiny.

- Em sẽ đi với anh. Nếu anh vào tù thì cả hai chúng ta sẽ ở cùng nhau.

Họ rẽ ngoặt xuống bờ sông, Peduzzi đã đứng đó, chiếc áo khoác của lão bay phần phật trong gió, lão đưa tay chỉ dòng sông. Dòng sông màu nâu vàng đầy bùn lầy. Phía xa bên phải, có một cồn cát.

- Hãy nói với tôi bằng tiếng Italy. - Chàng công tử nói.

- Un, mezz’ ora. Piu d’ un’ mezz’ ora.

- Ông ta bảo ít nhất còn phải đi thêm nửa tiếng nữa. Quay lại đi, Tiny. Dẫu sao thì gió máy thế này sẽ làm em lạnh đấy. Một ngày tồi tệ, rõ ràng rồi chúng ta cũng sẽ chẳng vui vẻ gì.

- Thôi được. - Cô ta nói rồi leo lên bờ cỏ.

Peduzzi đứng ở dưới sông, không để ý cho đến khi cô ta gần như khuất khỏi tầm mắt sau bờ dốc.

- Thưa bà! - Lão gào lên - Thưa bà! Bà ơi! Bà đừng đi.

Cô ta vẫn tiếp tục vượt qua đỉnh đồi.

- Bà đã đi! - Peduzzi nói. Việc ấy khiến lão bối rối. Lão mở hai chiếc hộp cao su đựng các phần của cần câu được tháo rời và chuẩn bị nối một chiếc lại.

- Nhưng ông bảo ta còn phải đi thêm nửa tiếng nữa cơ mà.

- Ồ, đúng đấy. Đi thêm nửa giờ nữa thì tốt. Nhưng đây cũng tốt.

- Thật vậy sao?

- Dĩ nhiên. Đây cũng tốt và đằng kia cũng tốt.

Chàng công tử ngồi xuống bờ sông và nối cần câu lại, anh ta lấy cái guồng ra rồi luồn dây qua trục xoay. Anh ta cảm thấy khó chịu và sợ hãi rằng bất cứ lức nào, người bảo vệ hoặc một đội cảnh sát từ thị trấn sẽ bám theo họ đến bờ sông. Anh ta có thể thấy những ngôi nhà của thị trấn và tháp chuông nhô lên đỉnh ngọn đồi. Anh mở hộp đựng chì. Peduzzi cúi xuống thọc ngón trỏ và ngón cái to bè của mình bới bới tìm những lá chì ẩm.

- Ông có chì không?

- Không.

- Ông phải có chì chứ - Peduzzi hồi hộp nói - Ông phải có chì. Chì ấy mà. Một miếng chì bé. Đính ở đây này. Ngay trên lưỡi câu nếu không thì mồi của ông sẽ nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Ông phải có. Chỉ một mẩu chì nhỏ.

- Thế ông có không?

- Không. - Lão tuyệt vọng ngó nghiêng hết các túi của mình, lục lọi hết các lớp vải lót bẩn thỉu trong mấy cái túi áo lính của lão - Tôi không có. Chúng ta phải có chì.

- Vậy thì ta không thể câu cá được rồi - Chàng công tử nói rồi tháo rời cần câu ra, thu lại sợi dây luồn qua bánh xe - Chúng ta sẽ kiếm một ít chì rồi đi câu vào ngày mai.

- Nhưng này, anh bạn, anh nhớ phải mang theo chì. Nếu không dây câu sẽ nổi lên mặt nước đấy. - Trước mắt lão, công việc của ngày mai đang bày ra - Anh phải có chì. Chỉ một ít thôi là đủ. Bộ đồ câu của anh sạch sẽ và mới nhưng lại không có chì. Tôi có thể mang theo vài lá. Nhưng anh nói anh đã có mọi thứ.

Chàng công tử nhìn dòng sông đang phai màu bởi những bông tuyết tan.

- Tôi hiểu - Anh ta nói - Ngày mai chúng ta sẽ mang theo chì để câu.

- Sáng mai, vào lúc mấy giờ? Cho tôi biết đi?

- Bảy giờ.

Mặt trời ló ra. Không khí ấm áp và dễ chịu. Chàng công tử cảm thấy nhẹ nhõm. Anh sẽ không phạm luật nữa. Ngồi xuống bờ sông, anh lấy chai marsala ra khỏi túi, đưa cho Peduzzi. Peduzzi đẩy trả lại. Chàng công tử uống một ngụm rồi đưa cho Peduzzi. Peduzzi chuyển trở lại.

- Uống đi, - Anh ta nói - uống đi. Rượu của ông đó.

- Uống thêm ngụm nữa. - Chàng công tử trao cái chai cho Peduzzi. Lão nhìn nó thật kỹ rồi vội vàng cầm dốc ngược vào miệng. Mấy rợi râu bạc trên lớp da cổ nhăn nheo của lão nhấp nhô khi lão uống, mắt lão dán vào đít cái chai dẹt màu nâu. Lão uống sạch. Mặt trời chiếu sáng trong lúc lão uống. Thật tuyệt vời. Một ngày thú vị, thế đấy, một ngày diệu kỳ!

- Cám ơn, anh bạn! Bảy giờ sáng mai! - Lão đã gọi chàng công tử là anh bạn nhiều lần nhưng chẳng chuyện gì xảy ra. Marsala rất ngon. Mắt lão lấp lánh. Những ngày như hôm nay đang trải ra phía trước. Nó sẽ bắt đầu vào lúc bảy giờ sáng.

Họ leo lên ngọn đồi về thị trấn. Chàng công tử đi phía trước. Anh ta đã rời khỏi ngọn đồi một khoảng xa. Peduzzi gọi anh ta.

- Này, anh bạn ơi, anh có thể tạm ứng trước cho tôi năm lire được không?

- Cho hôm nay ư? - Chàng công tử có vẻ bực mình hỏi.

- Không, không phải hôm nay, mà cho ngày mai. Tôi sẽ chuẩn bị mọi thứ cho ngày mai. Bánh mì, xúc xích mặn, pho mát và những thứ cần thiết cho tất cả chúng ta. Anh, tôi và cô ấy. Mồi câu, cá tuế chứ không phải chỉ là giun. Có lẽ tôi sẽ mua một ít marsala. Tất cả chỉ hết có năm lire. Năm lire tạm ứng trước.

Chàng công tử nhìn vào ví, rút ra một tờ hai lire và hai tờ một lire.

- Cám ơn anh, anh bạn. Cám ơn anh. - Peduzzi nói bằng kiểu giọng bắt chước giọng trên chương trình Morning Post của một trong những thành viên của câu lạc bộ Carleton. Sống thế mới đáng sống. Lão đang phát ngấy với khu vườn khách sạn, với việc dùng cuốc chĩa đập tơi đống phân bón bị đóng băng. Cuộc sống đang vẫy gọi.

- Vào lúc bảy giờ sáng mai, anh bạn. - Lão nói và đưa tay vỗ vào lưng chàng công tử - Nhớ bảy giờ nhé.

- Có thể là tôi sẽ không đi. - Chàng công tử nói lúc đang đút ví vào tủi.

- Cái gì? - Peduzzi nói - Tôi sẽ mua cá tuế, xúc xích mặn, mọi thứ. Anh, tôi và bà chủ. Cả ba chúng ta.

- Có thể là tôi sẽ không đi, - Chàng công tử nói - rất có thể không đi. Tôi sẽ nhắn lại ở văn phòng của ông chủ khách sạn.

--------------------------------

[1]      Rượu trắng bá nho.

[2]      Xin chào Artuno.

[3]      Ông già.

[4]      Trong tiếng Anh “daughter” - phát âm gần giống “doctor” (bác sĩ) nên cô vợ nghe nhầm.

➖➖➖



Phần tiếng Anh

Out of Season by Ernest Hemingway

---

ON THE FOUR LIRE PEDUZZI HAD EARNED by spading the hotel garden he got quite drunk. He saw the young gentleman coming down the path and spoke to him mysteriously. The young gentleman said he had not eaten but would be ready to go as soon as lunch was finished. Forty minutes or an hour.

At the cantina near the bridge they trusted him for three more grappas because he was so confident and mysterious about his job for the afternoon. It was a windy day with the sun coming out from behind clouds and then going under in sprinkles of rain. A wonderful day for trout fishing.

The young gentleman came out of the hotel and asked him about the rods. Should his wife come behind with the rods? “Yes,” said Peduzzi, “let her follow us.” The young gentleman went back into the hotel and spoke to his wife. He and Peduzzi started down the road. The young gentleman had a musette over his shoulder. Peduzzi saw the wife, who looked as young as the young gentleman, and was wearing mountain boots and a blue beret, start out to follow them down the road, carrying the fishing rods, unjointed, one in each hand. Peduzzi didn’t like her to be way back there. “Signorina.” he called, winking at the young gentleman, “come up here and walk with us. Signora, come up here. Let us all walk together.” Peduzzi wanted them all three to walk down the street of Cortina together.

The wife stayed behind, following rather sullenly. “Signorina,” Peduzzi called tenderly, “come up here with us.” The young gentleman looked back and shouted something. The wife stopped lagging behind and walked up.

Everyone they met walking through the main street of the town Peduzzi greeted elaborately. Buon dì, Arturo! Tipping his hat. The bank clerk stared at him from the door of the Fascist café. Groups of three and four people standing in front of the shops stared at the three. The workmen in their stone- powdered jackets working on the foundations of the new hotel looked up as they passed. Nobody spoke or gave any sign to them except the town beggar, lean and old, with a spittle-thickened beard, who lifted his hat as they passed.

Peduzzi stopped in front of a store with the window full of bottles and brought his empty grappa bottle from an inside pocket of his old military coat. “A little to drink, some marsala for the Signora, something, something to drink.” He gestured with the bottle. It was a wonderful day. “Marsala, you like marsala, Signorina? A little marsala?”

The wife stood sullenly. “You’ll have to play up to this,” she said. “I can’t understand a word he says. He’s drunk, isn’t he?”

The young gentleman appeared not to hear Peduzzi. He was thinking, what in hell makes him say marsala? That’s what Max Beerbohm drinks.

“Geld,” Peduzzi said finally, taking hold of the young gentleman’s sleeve. “Lire.” He smiled, reluctant to press the subject but needing to bring the young gentleman into action.

The young gentleman took out his pocketook and gave him a ten-lira note. Peduzzi went up the steps to the door of the Specialty of Domestic and Foreign Wines shop. It was locked.

“It is closed until two,” someone passing in the street said scornfully. Peduzzi came down the steps. He felt hurt. “Never mind,” he said, “we can get it at the Concordia.”

They walked down the road to the Concordia three abreast. On the porch of the Concordia, where the rusty bobsleds were stacked, the young gentleman said, “Was wollen Sie?” Peduzzi handed him the ten-lira note folded over and over. “Nothing,” he said, “anything.” He was embarrassed. “Marsala, maybe. I don’t know. Marsala?”

The door of the Concordia shut on the young gentleman and the wife. “Three marsalas,” said the young gentleman to the girl behind the pastry counter. “Two, you mean?” she asked. “No,” he said, “one for a vecchio.” “Oh,” she said, “a vecchio,” and laughed, getting down the bottle. She poured out the three muddy looking drinks into three glasses. The wife was sitting at a table under the line of newspapers on sticks. The young gentleman put one of the marsalas in front of her. “You might as well drink it,” he said, “maybe it’ll make you feel better.” She sat and looked at the glass. The young gentleman went outside the door with a glass for Peduzzi but could not see him.

“I don’t know where he is,” he said, coming back into the pastry room carrying the glass. “He wanted a quart of it,” said the wife.

“How much is a quarter litre?” the young gentleman asked the girl. “Of the bianco? One lira.”

“No, of the marsala. Put these two in, too,” he said, giving her his own glass and the one poured for Peduzzi. She filled the quarter litre wine measure with a funnel. “A bottle to carry it,” said the young gentleman.

She went to hunt for a bottle. It all amused her.

“I’m sorry you feel so rotten, Tiny,” he said. “I’m sorry I talked the way I did at lunch. We were both getting at the same thing from different angles.”

“It doesn’t make any difference,” she said. “None of it makes any difference.” “Are you too cold?” he asked. “I wish you’d worn another sweater.”

“I’ve got on three sweaters.”

The girl came in with a very slim brown bottle and poured the marsala into it. The young gentleman paid five lire more. They went out the door. The girl was amused. Peduzzi was walking up and down at the other end out of the wind and holding the rods.

“Come on” he said, “I will carry the rods. What difference does it make if anybody sees them? No one will trouble us. No one will make any trouble for me in Cortina. I know them at the municipio. I have been a soldier. Everybody in this town likes me. I sell frogs. What if it is forbidden to fish? Not a thing. Nothing. No trouble. Big trout, I tell you. Lots of them.”

They were walking down the hill toward the river. The town was in back of them. The sun had gone under and it was sprinkling rain. “There,” said Peduzzi, pointing to a girl in the doorway of a house they passed. “My daughter.”

“His doctor,” the wife said, “has he got to show us his doctor?” “He said his daughter,” said the young gentleman.

The girl went into the house as Peduzzi pointed.

They walked down the hill across the fields and then turned to follow the river bank. Peduzzi talked rapidly with much winking and knowingness. As they walked three abreast the wife caught his breath across the wind. Once he nudged her in the ribs. Part of the time he talked in d’Ampezzo dialect and sometimes in Tyroler German dialect. He could not make out which the young gentleman and his wife understood the best so he was being bilingual. But as the young gentleman said, “Ja, Ja,” Peduzzi decided to talk altogether in Tyroler. The young gentleman and the wife understood nothing.

“Everybody in the town saw us going through with these rods. We’re probably being followed by the game police now. I wish we weren’t in on this damn thing. This damned old fool is so drunk, too.”

“Of course you haven’t got the guts to just go back,” said the wife. “Of course you have to go on.”

“Why don’t you go back? Go on back, Tiny.”

“I’m going to stay with you. If you go to jail we might as well both go.”

They turned sharp down the bank and Peduzzi stood, his coat blowing in the wind, gesturing at the river. It was brown and muddy. Off on the right there was a dump heap. “Say it to me in Italian,” said the young gentleman.

“Un’ mezz’ora. Piu d’un’ mezz’ora.”

“He says it’s at least a half hour more. Go on back. Tiny. You’re cold in this wind anyway. It’s a rotten day and we aren’t going to have any fun, anyway.”

“All right,” she said, and climbed up the grassy bank.

Peduzzi was down at the river and did not notice her till she was almost out of sight over the crest. “Frau!” he shouted. “Frau! Fräulein! You’re not going.”

She went on over the crest of the hill. “She’s gone!” said Peduzzi. It shocked him.

He took off the rubber bands that held the rod segments together and commenced to joint up one of the rods.

“But you said it was half an hour further.”

“Oh, yes. It is good half an hour down. It is good here, too.” “Really?”

“Of course. It is good here and good there, too.”

The young gentleman sat down on the bank and jointed up a rod, put on the reel and threaded the line through the guides. He felt uncomfortable and afraid that any minute a gamekeeper or a posse of citizens would come over the bank from the town. He could see the houses of the town and the campanile over the edge of the hill. He opened his leader box. Peduzzi leaned over and dug his flat, hard thumb and forefinger in and tangled the moistened leaders.

“Have you some lead?” “No.”

“You must have some lead.” Peduzzi was excited. “You must have piombo. Piombo. A little piombo. Just here. Just above the hook or your bait will float on the water. You must have it. Just a little piombo.”

“Have you got some?”

“No.” He looked through his pockets desperately. Sifting through the cloth dirt in the linings of his inside military pockets. “I haven’t any. We must have piombo.”

“We can’t fish then,” said the young gentleman, and unjointed the rod, reeling the line back through the guides. “We’ll get some piombo and fish tomorrow.”

“But listen, caro, you must have piombo. The line will lie flat on the water.” Peduzzi’s day was going to pieces before his eyes. “You must have piombo. A little is enough. Your stuff is all clean and new but you have no lead. I would have brought some. You said you had everything.”

The young gentleman looked at the stream discolored by the melting snow. “I know,” he said, “we’ll get some piombo and fish tomorrow.”

“At what hour in the morning? Tell me that.” “At seven.”

The sun came out. It was warm and pleasant. The young gentleman felt relieved. He was no longer breaking the law. Sitting on the bank he took the bottle of marsala out of his pocket and passed it to Peduzzi. Peduzzi passed it back. The young gentleman took a drink of it and passed it to Peduzzi again. Peduzzi passed it back again. “Drink,” he said, “drink. It’s your marsala.” After another short drink the young gentleman handed the bottle over. Peduzzi had been watching it closely. He took the bottle very hurriedly and tipped it up. The gray hairs in the folds of his neck oscillated as he drank, his eyes fixed on the end of the narrow brown bottle. He drank it all. The sun shone while he drank. It was wonderful. This was a great day, after all. A wonderful day.

“Senta, caro! In the morning at seven.” He had called the young gentleman caro several times and nothing had happened. It was good marsala. His eyes glistened. Days like this stretched out ahead. It would begin at seven in the morning.

They started to walk up the hill toward the town. The young gentleman went on ahead. He was quite a way up the hill. Peduzzi called to him.

“Listen, caro, can you let me take five lire for a favor?” “For today?” asked the young gentleman frowning.

“No, not today. Give it to me today for tomorrow. I will provide everything for tomorrow. Pane, salami, formaggio, good stuff for all of us. You and I and the Signora. Bait for fishing, minnows, not worms only. Perhaps I can get some marsala. All for five lire. Five lire for a favor.”

The young gentleman looked through his pocketbook and took out a two-lira note and two ones. “Thank you, caro. Thank you,” said Peduzzi, in the tone of one member of the Carleton Club accepting the Morning Post from another. This was living. He was through with the hotel garden, breaking up frozen manure with a dung fork. Life was opening out.

“Until seven o’clock then, caro,” he said, slapping the young gentleman on the back. “Promptly at seven.”

“I may not be going,” said the young gentleman putting his purse back in his pocket.

“What,” said Peduzzi, “I will have minnows, Signor. Salami, everything. You and I and the Signora. The three of us.”

“I may not be going,” said the young gentleman, “very probably not. I will leave word with the padrone at the hotel office.”

➖➖➖