Tiểu thuyết chiều thứ Bảy

  1. Trang chủ
  2. Danh mục
  3. Hỏi - Đáp

 
 
Tiểu thuyết chiều thứ Bảy, Số 283 đăng ngày 2025-03-15
***
Ông già tôi
Tác giả: Ernest Hemingway
Dịch giả: Lê Huy Bắc
Tiếng Anh:
My old man by Ernest Hemingway

Ernest Hemingway

(Giải Nobel Văn học 1954)

-:-


Bây giờ, lúc đang ngắm nhìn, tôi nghĩ ông già tôi được sinh ra để làm một người béo, một trong những người béo bình thường hơi tròn mà bạn thường gặp, nhưng chắc chắn ông chẳng bao giờ béo như thế trừ khoảng thời gian gần đây, và đó không phải là lỗi của ông, ông chỉ sắp cỡi ngựa vượt chướng ngại vật, ông có thể lên cân. Tôi nhớ cách ông tròng chiếc sơ-mi cao su ra ngoài hai cái áo chẽn, thêm một chiếc sơ-mi vải bông rộng bên ngoài rồi rủ tôi cùng chạy trong cái nóng của mặt trời buổi sáng. Có lẽ ngay lúc vừa mới từ Torino đi xe ngựa thuê đến vào lúc bốn giờ sáng, ông đã cưỡi được một trong số những con ngựa của Razzo, rồi lúc sương mù hãy còn bao phủ mọi vật, mặt trời vừa mới bắt đầu nhô lên, tôi giúp ông tháo ủng, ông đi đôi giày vải và vận những cái áo ấy rồi chúng tôi lên đường.

“Đi thôi, nhóc”, ông nói lúc đang nhón chân đi tới đi lui phía trước căn phòng của nài ngựa, “chúng ta đi thôi”.

Thế rồi, có lẽ sau khi chúng tôi chạy quanh sân quần ngựa, ông chạy trước, nhẹ nhàng; rồi rẽ ra cổng, chạy theo một trong những con đường được trồng cây hai bên trải dài đến tận San Siro. Tôi vượt qua ông khi chúng tôi ra đến đường, tôi có thể chạy rất giỏi rồi khi nhìn lại, tôi thấy ông nhẹ nhàng bám sát và lát sau, nhìn lại, tôi thấy ông bắt đầu đổ mồ hôi. Mồ hôi đổ ròng ròng nhưng ông vẫn tiếp tục chạy, mắt nhìn vào lưng tôi, còn khi bắt gặp ánh mắt tôi đang nhìn, ông cười và nói, “Đổ mồ hôi nhiều chứ?”. Khi ông già tôi cười, không ai có thể nín cười được. Chúng tôi tiếp tục chạy thẳng về phía núi và khi đó ông già tôi gọi, “Này, Joe!” tôi ngoái lại, thấy ông đã ngồi dưới bóng cây, cái khăn quấn quanh hông đã được quàng lên cổ.

Tôi bước lại ngồi xuống cạnh ông, ông rút trong túi ra sợi dây rồi bắt đầu nhảy trong ánh nắng, mồ hôi tuôn xuống mặt ông, sợi dây đang nhảy chìm trong đám bụi trắng, phát lên âm thanh xạch, xạch, xạch, xạch, xạch; mặt trời nóng hơn, ông nhảy hăng hơn, nhấp nhô trên đoạn đường. Quả thật thú vị khi trông ông nhảy dây. Ông có thể vung dây nhanh hoặc kìm chậm rất điêu luyện. Phải nói, bạn nên chứng kiến cảnh mấy người Italy, đang đi bộ vào thành phố bên cạnh chiếc xe do mấy chú ngựa non màu trắng kéo đến gần, thỉnh thoảng nhìn chúng tôi. Cái nhìn của họ như thể họ nghĩ ông già là một kẻ gàn. Ông vẫn tiếp tục nhảy vù vù trong lúc họ dừng hẳn để xem rồi thúc gậy, hét lũ ngựa đi tiếp.

Khi ngồi nhìn ông nhảy trong ánh mặt trời nóng bức, tôi rất tự hào về ông. Ông rất vui nhộn, luyện tập chăm chỉ, kết thúc buổi tập với bài nhảy dây như thường lệ, làm mồ hôi chảy ròng ròng trên mặt; vắt sợi dây vào cây, ông bước đến ngồi xuống cạnh tôi rồi, quấn một cái áo cùng với cái khăn quanh cổ, tựa lưng vào thân cây.

“Làm nó giảm khó quá, Joe à”, ông nói lúc tựa người ra sau, nhắm mắt và hít sâu vào, “không giống như khi người ta còn trẻ”. Khi hồi sức, ông đứng dậy, chúng tôi chạy về trại ngựa. Đấy là cách làm để sút cân. Lúc nào ông cũng lo. Đa số nài ngựa có thể làm giảm trọng lượng đến mức họ muốn. Mỗi lần đua, một nài ngựa sút khoảng một kilo, nhưng ông già tôi không giống họ và nếu không tập thì ông chẳng thể giảm đi kilo nào.

Tôi nhớ dạo ở San Siro, Regoli, một gã người nhỏ con, đang cỡi đua cho Buzuni, băng qua bãi quây ngựa về phía quán bar để kiếm một ly nước mát, gã vung roi quất vào ủng sau khi cân; ông già tôi cũng vừa mới cân xong, cầm yên ngựa bước ra, mặt ông đỏ bừng, có vẻ mỏi mệt vì cơ thể quá béo dưới lần áo lụa; ông đứng đó nhìn gã Regoli trẻ tuổi đang đứng cạnh quầy rượu ngoài trời, trông tươi tắn và có vẻ con nít, tôi hỏi, “Có chuyện gì vậy hả cha?” bởi lẽ tôi nghĩ chắc Regoli đã gây sự với ông hay làm điều gì đại loại như thế, nhưng ông chỉ nhìn Regoli và nói, “Ồ, quỷ tha ma bắt nó đi”, rồi đi vào phòng thay đồ.

Quả thực, chắc mọi chuyện sẽ êm đẹp nếu chúng tôi ở lại Milan và đua ở Milan và Torino, bởi lẽ nếu có những trường đua dễ thì hai nơi đó đáp ứng yêu cầu ấy. “Pianola, Joe”, ông già tôi nói khi xuống ngựa trong ngăn dành cho người thắng cuộc sau chặng đua mà người Italy là gọi cuộc chạy vượt rào kinh hoàng. Dạo nọ tôi đã hỏi ông. “Joe, kiểu đua này không đáng ngại. Chỉ có tốc độ người ta cần để vượt hàng rào mới nguy hiểm. Ở đây chúng ta không cần tốc độ và chuớng ngại vật thì rõ ràng là không tồi. Nhưng cuộc đua thì luôn cần tốc độ - không chỉ để vượt qua hàng rào - điều ấy mới là nguy hiểm”.

San Siro là trường đua tuyệt vời nhất mà tôi đã từng chứng kiến nhưng ông già tôi bảo nơi này khổ như chó. Suốt cả tuần, ngày nào chúng tôi cũng đua tới lui giữa Marafion và San Siro rồi cứ cách hai đêm lại phải đi xe lửa.

Tôi cũng phát rồ lên vì ngựa. Có cái gì tiềm ẩn trong chúng mỗi khi chúng lao ra, phi theo lối đua về vị trí xuất phát. Trông chúng có vẻ nhún nhảy, gồng cứng người bởi bị anh nài giữ chặt rồi có lẽ buông chùng tay một tí để chúng hơi dấn lên. Rồi khi chúng đứng xếp vào sau sợi dây chắn, tôi cảm thấy hồi hộp hơn bất kỳ chuyện gì khác. Đặc biệt là ở San Siro, nơi có trường đua rộng, cỏ xanh rờn, núi ở đằng xa và có một người to béo ra hiệu xuất phát bằng cây roi lớn của mình rồi mấy tay nài làm chúng bồn chồn; khi sợi dây đứt phựt, tiếng chuông tắt, cả đoàn lao ra thành một mớ bùng nhùng rồi bắt đầu bứt vượt lên. Bạn hẳn biết cách cả đàn ngựa khởi hành. Nếu là đứng trên bệ, nhìn qua ống nhòm, điều bạn thấy là những vó ngựa phi tới rồi khi tiếng chuông ngưng, nghe như thể đã vang suốt thời gian dài, chúng đã vòng qua khúc quanh. Đối với tôi chẳng có cảnh tượng nào có thể sánh bằng.

Nhưng ngày nọ, trong phòng thay đồ, lúc đang vận quần áo đi đường vào, ông già tôi nói, “chẳng có cái giống nào trong số ấy là ngựa cả, Joe. Ở Pari người ta hẳn sẽ thịt cả đàn nghẽo ấy để lấy da và móng”. Đấy là ngày ông đoạt giải cuộc đua Tremió Commercio với con Lantoma lao vút trên một trăm mét cuối của trường đua giống như một cái nút bật ra khỏi chai.

Ngay sau giải Premio Commercio, chúng tôi thu xếp rời Italy. Ông già tôi, Holbrook và một gã Italy béo ự đội mũ rơm và lau mặt bằng khăn tay đã cãi nhau bên bàn ở Galleria. Mọi người dùng tiếng Pháp, hai gã kia đang truy ông già tôi về chuyện gì đó. Cuối cùng ông không nói gì nữa, chỉ ngồi nhìn Holbrook, nhưng hai gã kia vẫn tiếp tục nói với ông, thoạt tiên là gã này sau đó là gã khác; gã người Italy béo ự luôn ngắt lời Holbrook.

“Con ra ngoài mua hộ cha tờ Sportsman đi Joe?” ông già tôi nói và đưa cho tôi hai đồng soldi mà không rời mắt khỏi Holbrook.

Thế là tôi rời Galleria đi đến trước Scala mua tờ báo rồi quay lại, đứng hơi xa bởi không muốn làm gián đoạn cuộc nói chuyện; ông già tôi ngồi tựa lưng vào ghế, nhìn tách cà phê và nghịch cái muỗng; Holbrook và gã Italy béo ự đang đứng, gã béo lau mặt và lắc đầu. Khi tôi bước đến, ông già tôi xử sự như thể hai gã kia không có mặt ở đó, ông nói, “Ăn kem không, Joe?” Holbrook nhìn xuống ông già tôi rồi hạ giọng nói chậm rãi, “Đồ chó đẻ” rồi gã và gã béo lách qua mấy cái bàn bước ra.

Ông già tôi ngồi đó cố mỉm cười với tôi nhưng mặt ông trắng bệch, trông ông thật khổ sở, tôi đâm hoảng và cảm thấy trong lòng nhức nhối bởi biết điều gì đó đã xảy ra; tôi chưa từng thấy ai đó dám bảo ông già tôi là đồ chó đẻ rồi có thể bỏ đi. Ông già tôi giở tờ Sportsman, đọc mục những cuộc thi đấu có chấm điểm một lúc rồi nói, “Joe à, rồi con sẽ phải chịu vô vàn chuyện đắng cay trên thế gian này”. Ba ngày sau, chúng tôi dứt khoát rời Milan trên chuyến tàu từ Turin đến Paris sau khi bán đấu giá tất cả mọi thứ không thể nhét vào rương hay valy ngay trước lò đua Turner.

Chúng tôi đến Paris vào lúc sáng sớm, tàu đỗ lại một cái ga bẩn và dài, ông già tôi bảo đấy là ga Lion. So với Milan, Paris là một thành phố cực lớn. Nhưng ở Milan, mọi người dường như đi về một nơi nào đó và tất cả xe điện cũng chạy về hướng nào đó, còn Paris thì bát nháo cả lên mà người ta cũng chẳng thèm điều chỉnh nó lại. Nhưng dẫu sao thì, phải nói là tôi thích nó bởi lẽ đây là nơi có nhiều trường đua ngựa tốt nhất thế giới. Đấy có lẽ là điều đã khiến thành phố sôi động, và điều duy nhất mà bạn có thể quan tâm là mỗi ngày xe buýt sẽ chạy đến bất cứ trường đua nào có tổ chức đua, chạy vượt qua mọi thứ để đến đó. Thực ra tôi chưa biết nhiều về Paris, bởi lẽ từ Maisons, cùng với ông già, tôi chỉ đến đó một hai lần trong tuần, ông luôn ngồi ở Café de la Paix bên phía Opera với mấy người bạn đến từ Maisons, tôi nghĩ đấy là một trong những khu nhộn nhịp nhất của thành phố. Nhưng phải nói quả thật là buồn cười bởi một thành phố lớn như Paris mà lại không có lấy một Galleria, phải không?

Rồi, chúng tôi đến sống ở Maisons-Lafitte, nơi mọi người cùng sống, trừ nhóm ở Chantilly, trong khu nhà trọ của một bà Meyers nào đó. Maisons là nơi tuyệt vời nhất để sống mà tôi đã từng trải qua trong đời. Khu phố thì chẳng có gì đáng kể lắm, nhưng ở đó có một cái hồ và một khu rừng đẹp tuyệt, nơi chúng tôi thường lang thang suốt cả ngày, tôi cùng mấy đứa bạn; ông già tôi làm cho tôi cái ná, chúng tôi bắn được nhiều thứ bằng cái ná ấy nhưng món cừ nhất là một chú ác là. Ngày nọ, Young Dick Atkinson dùng ná hạ được một con thỏ, chúng tôi đặt nó vào dưới tán cây rồi cả bọn ngồi vòng quanh, Dick hút thuốc rồi bỗng nhiên, con thỏ nhảy lên lao vào bụi, chúng tôi đuổi theo nhưng chẳng thể nào tìm thấy. Chà, ở Maisons chúng tôi rất vui. Bà Meyers thường trao bữa trưa cho tôi vào buổi sáng bởi tôi có thể đi suốt cả ngày. Tôi học nói tiếng Pháp khá nhanh. Thứ tiếng ấy thật đễ.

Ngay khi chúng tôi đến Maisons, ông già tôi gởi đơn về Milan xin giấy phép và ông tỏ vẻ bồn chồn cho đến khi giấy được gởi đến. Ông thường ngồi uống ở Café de Paris ở Maisons với nhóm bạn; từ trước chiến tranh, lúc còn đua ở Paris ông đã quen nhiều người hiện đang sống ở Maisons và họ có nhiều thời gian để ngồi chơi bởi tính chất công việc của lò đua, đối với nài ngựa, công việc sẽ hoàn tất vào lúc chín giờ sáng. Họ đưa nhóm ngựa đầu tiên ra dượt vào lúc năm giờ ba mươi sáng và nhóm thứ hai vào lúc tám giờ. Điều ấy nghĩa là họ sẽ phải thức dậy sớm và phải đi ngủ sớm. Nếu nài ngựa cỡi đua cho một ai đó thì anh ta không thể uống say túy lúy bởi lẽ huấn luyện viên luôn trông chừng nếu như anh ta còn trẻ; nhưng nếu anh ta không còn trẻ thì anh ta phải tự mình kiềm chế. Thế là khi nài ngựa không luyện tập thì anh ta ngồi ở Café de Paris uống với bạn bè; họ có thể ngồi hai ba tiếng đồng hồ nhâm nhi cốc vang Vermouth hoặc Seitz; trò chuyện hoặc kể cho nhau nghe câu chuyện gì đấy hoặc chơi pool; lối sinh hoạt đó tựa như ở một câu lạc bộ hay tựa Galleria ở Milan. Chỉ có một điểm không giống Galleria bởi vì ở đó mọi người cứ đi tới đi lui còn ở đây thì mọi người ngồi bên bàn.

À, ông già tôi đã nhận được giấy phép. Họ gởi nó đến mà không ghi kèm lời nào và ông đã tham gia đua vài bận. Những cuộc đua nhỏ, nhưng dường như ông không kiếm được hợp đồng thuê đua nào cả. Mọi người đều quý ông, hễ bất cứ lúc nào tôi đến quán Café vào buổi sáng thì tôi thấy ông đang uống với ai đó bởi lẽ ông già tôi không keo giống số đông các nài ngựa thuộc thế hệ kiếm được đồng dollar đầu tiên khi tham gia đua ở Hội Chợ Quốc Tế tại St.Louis vào năm một chín không bốn. Đấy là cách ông già tôi nói để trêu George Burns. Nhưng mọi người như thể tránh không muốn để ông già tôi dự đua.

Hằng ngày, đáp ô-tô từ Maisons, chúng tôi đi đến bất cứ nơi nào người ta tổ chức đua, những chuyến đi ấy thật thú vị. Tôi lấy làm mừng khi lũ ngựa từ Deauville quay về và mùa hè đã hết. Thậm chí điều ấy có nghĩa đã chấm dứt những ngày lang thang trong rừng, bởi lẽ chúng tôi phải đến Enghien, Tremblay hoặc St. Cloud để xem các cuộc đua từ trên bệ dành cho huấn luyện viên và nài ngựa. Tôi chắc mình đã học được nhiều về đua ngựa, bằng việc đi với các tay đua ấy và những điều vui vẻ thì ngày nào cũng diễn ra.

Tôi nhớ dạo ở St. Cloud. Đấy là cuộc đua lớn, tiền thưởng là hai trăm ngàn franc với bảy con ngựa tham dự và Kzar là con được hâm mộ. Cùng với ông già, tôi đi vòng quanh bãi quây để xem mấy con ngựa, bạn chưa bao giờ thấy nhiều ngựa như thế đâu. Kzar là con ngựa vàng to lực lưỡng, trông nó như thể được sinh ra để chạy đua. Tôi chưa từng thấy con ngựa nào như nó. Nó được dắt vòng quanh bãi quây, đầu cúi xuống và khi nó đến gần, tôi cảm thấy xôn xao vô cùng bởi vẻ đẹp của nó. Chưa từng có một con ngựa nào tuyệt diệu, săn chắc, có hình dạng đua đẹp như thế. Khi đi vòng quanh bãi quây, nó đặt vó xuống đất nhẹ nhàng thận trọng, đầy tự tin và di chuyển dễ dàng như thể nó biết mình phải đi như thế mà không giật dây cương, chồm vó lên hay trợn mắt dại đi như mấy con ngựa cà khổ bị tiêm thuốc kích thích. Người xem đứng đông nghịt, tôi không thể nhìn rõ nó, trừ mấy cái vó đang di chuyển và mảng da màu vàng, ông già tôi rẽ lối bước ra, tôi bám theo đến phòng thay đồ của nài ngựa phía sau rặng cây, nơi ấy cũng đông nghẹt người, người đàn ông đội mũ quả dưa đứng bên cửa gật đầu chào ông già tôi, chúng tôi vào phòng, mọi người đang ngồi, thay đồ, áo sơ-mi được kéo qua đầu, họ đi ủng vào, căn phòng nóng bức, sặc mùi mồ hôi, dầu xoa bóp, còn bên ngoài đám đông đang nhìn vào.

Ông già tôi đến ngồi xuống bên cạnh George Gardner, người đang vận quần và nói. “Có tin gì không, George?” bằng kiểu giọng bình thường bởi ông chẳng cần phải quan tâm đến xung quanh vì George có thể nói cho ông biết hoặc anh ta không nói.

“Nó không thắng đâu”, George nói rất khẽ lúc cúi về phía trước gài nút quần.

“Con nào sẽ” ông già tôi hỏi, dịch sát lại để không ai nghe được.

“Kircubbin”, George nói, “Nếu nó thắng thì hãy để dành tôi vài vé”.

Ông già tôi nói đôi lời bằng giọng bình thường với George rồi George nói, với vẻ bông đùa, “Đừng có cược vào bất cứ con nào tôi bảo ông”, chúng tôi rời phòng, rẽ lối qua đám đông, vượt qua cái máy thu 100 franc. Tôi biết chuyện gì đó bởi George là người cỡi Kzar. Trên đường đi, ông già tôi ghé mua một tờ phiếu cá độ màu vàng với tỉ lệ cược ban đầu vào Kzar chỉ có 5 ăn 10, Cefisidote tiếp đó là 3 ăn 1, xếp thứ năm trong danh sách là Kircubbin với 8 ăn 1. Ông già tôi đặt năm ngàn franc vào bên thắng của Kircubbin và thêm một ngàn vào chỗ xếp hạng rồi chúng tôi đi vòng ra sau khán đài, lên cầu thang, tìm chỗ theo dõi cuộc đua.

Chúng tôi chen chúc nhau, chật như nêm rồi một người đàn ông vận áo khoác dài, đội mũ xám cao, cầm roi trong tay bước ra trước, lần lượt những con ngựa bước theo, nài ngựa ngồi trên yên, mấy chú bé học nghề nắm cương đi bên cạnh, cả đoàn bước theo sau người đàn ông có tuổi kia. Kzar, con ngựa vàng lực lưỡng đi trước. Thoạt nhìn bạn sẽ ngỡ nó không quá lớn, nhưng khi nhìn độ dài của chân, mình và dáng di chuyển thì bạn sẽ thấy tầm vóc độ sộ của nó. Lạy Chúa, tôi chưa từng thấy một con ngựa nào như thế. George Gardner đang cỡi nó, người và vật di chuyển chậm, sau lưng ông già đội mũ xám cao trông như thể một ông bầu của gánh xiếc. Kế tiếp con Kzar, lưng vàng bước đi uyển chuyển trong ánh nẳng là con ngựa toàn thân màu đen, cái đầu thật đẹp do Tommy Archibald cỡi, bám sát con ô là đoàn năm con ngựa nữa, tiến chậm theo hàng, đi qua khán đài và khu cân nài ngựa. Ông già tôi bảo con ngựa đen là Kircubbin và tôi nhìn kỹ nó, quả đúng là con ngựa đẹp thật nhưng nó không thể sánh với Kzar.

Mọi người hò reo khi Kzar đi ngang qua, nó đúng là một chú ngựa rất cừ. Đoàn diễu hành đi vòng qua phía bên kia trường đua rồi quay trở lại bên này, ông bầu bảo mấy cậu bé học việc lần lượt buông dây cương từng con một để chúng có thể phi nước đại gần khán đài về vị trí xuất phát để mọi người chiêm ngưỡng rõ hơn. Đàn ngựa vừa mới đến điểm xuất phát thì tiếng cồng vang lên, bạn có thể thấy chúng lao vút qua trường dua, dồn đống lại lúc quành qua khúc cua trông như thể mấy con ngựa đồ chơi cũ. Tôi đưa ống nhòm dõi nhìn chúng, Kzar đang chạy phía sau, một con trong đàn bứt lên phía trước. Chúng phi vùn vụt, quành qua khúc cong, vó nện rầm rầm, Kzar vẫn chạy phía sau; khi cả đàn phi qua chỗ chúng tôi, con Kircubbin nhẹ nhàng tung vó dẫn đầu. Trời đất! Quả thật là kỳ diệu khi chúng chạy xa, xa dần, nhỏ dần và nhỏ hơn nữa rồi dồn đống lại qua đoạn đường vòng, vòng qua, tán ra trên các vạch kẻ và ta cảm thấy mồm miệng muốn chửi thề, lồng ngực tức căng vì quá hồi hộp. Cuối cùng vòng chạy chót cũng đến, chúng lao thẳng về phía trước. Kircubbin dẫn đầu. Mọi người trông thực buồn cười, họ luôn miệng gọi Kzar nhưng bằng kiểu giọng không được tự tin cho lắm, rồi khi lũ ngựa nện rầm rầm trên khoảng đường gần về đích, một vật gì đó vút lên ngay đầu ống nhòm của tôi tựa một vệt vàng hình đầu ngựa và mọi người bắt đầu gào lên “Kzar” như thể họ đang phát cuồng. Kzar phi nhanh hơn bất kỳ con ngựa nào tôi từng thấy trong đời, chớp mắt đã đuổi kịp Kircubbin đang phóng cật lực như khả năng của bất kỳ một con ngựa ô nào cho phép, trong một giây, chúng chạy bằng nhau, cổ ngang nhưng Kzar với những bước rướn vững chắc dường như phi nhanh gấp đôi và đầu nó đã vượt lên - nhưng trong lúc cổ chúng ngang nhau thì chúng đã vượt qua vạch đích và khi các con số được gắn lên bảng xếp hạng thì số hai về nhất, có nghĩa Kircubbin thắng.

Tôi cảm thấy run rẩy và hồi hộp trong lòng, khi chúng tôi cùng mọi người xuống cầu thang đứng trước tấm bảng nơi họ sẽ niêm yết số tiền cược thắng cho Kircubbin. Trời đất, lúc đang theo dõi cuộc đua tôi đã quên khuấy đi mất số tiền ông già tôi đặt cược vào Kircubbin. Tôi đã rất muốn Kzar thắng. Nhưng bây giờ, cuộc đua đã chấm dứt, thật là mừng khi biết chúng tôi thắng cuộc.

“Cha à, cuộc đua chẳng phải là diệu kỳ đó sao?” Tôi hỏi ông.

Ông nhìn tôi với vẻ khôi hài, cái mũ quả dưa hất ra sau đầu. “Quả đúng George Gardner là một tay nài cừ thật”, ông nói. “Phải một tay nài điêu luyện mới có thể ngăn được con Kzar ấy thắng cuộc”.

Dĩ nhiên tôi biết chuyện này thật khôi hài. Nhưng khi ông già tôi nói toạc ra như thế, nó đã làm tiêu tan hết cảm giác thích thú của tôi và tôi không có lại được cảm giác ấy thậm chí khi họ dán những con số lên bảng rồi chuông reo để chung tiền, chúng tôi thấy Kircubbin được trả 67,5 franc cho 10 franc tiền cược. Tất cả những người xung quanh đều nói, “Kzar xúi thật! Kzar xúi thật!” Tôi nghĩ giá mà mình là nài ngựa và có thể cỡi Kzar thay cho thằng chó đẻ ấy. Thật buồn cười khi nghĩ George Gardner là đồ chó đẻ bởi lẽ tôi rất ngưỡng mộ gã và hơn nữa gã đã cho chúng tôi biết con thắng cuộc, nhưng tôi chắc gã đúng là thế, rõ rồi.

Sau cuộc đua ấy, ông già tôi kiếm được nhiều tiền và thường xuyên về Paris. Nếu người ta đua ở Tremblay thì ông bảo họ thả ông xuống thành phố trên đường họ trở về Maisons; ông cùng tôi ngồi phía trước tiệm Café de la Paix xem mọi người đi qua. Ngồi đấy thật buồn cười. Có cả dòng người đi qua và có đủ mọi hạng người đến gạ bán hàng cho bạn nhưng tôi thích ngồi đó cùng ông già tôi. Đấy là khoảng thời gian chúng tôi có nhiều chuyện vui nhất. Nhiều người đến bán những con thỏ ngộ nghĩnh, có thể nhảy nếu bạn bóp cái túi cao su, mấy người đó đến với chúng tôi và ông già tôi trêu đùa với họ. Ông có thể nói giỏi tiếng Pháp như tiếng Anh và tất cả những người ấy biết ông bởi người ta luôn nhận ra một nài ngựa - và hơn nữa chúng tôi luôn ngồi ở cái bàn ấy và họ thường thấy chúng tôi ở đó. Có nhiều gã bán giấy đăng ký kết hôn và những cô gái bán những quả trứng bằng cao su mà khi bạn bóp thì một chú gà trống nhảy vọt ra; và còn cả một gã luống tuổi tiều tụy mang những tấm bưu thiếp Paris bán rong, đưa mời mọi người, và, dĩ nhiên chẳng có ai mua, nhưng khi ông ta trở lại, chìa cho xem mặt dưới của tập hàng, đấy là những tấm bưu ảnh tục tĩu thì rất nhiều người bới lên, chọn mua.

Trời đất, tôi nhớ những con người khôi hài thường đi qua đó. Những cô gái lảng vảng vào giờ ăn khuya hòng tìm ai đó đưa đi ăn, họ nói chuyện với ông già tôi, ông đùa mấy câu với họ bằng tiếng Pháp, họ xoa đầu tôi rồi đi. Một lần, có bà người Mỹ ngồi với cô con gái bên cạnh bàn chúng tôi, cả hai người ăn kem, tôi chăm chú nhìn cô gái, cô ta mới đẹp làm sao, tôi cười với cô và cô mỉm cười với tôi, nhưng chuyện ấy chỉ có thế bởi lẽ dẫu tôi có ngóng mẹ cô và cô mỗi ngày, dẫu tôi đã nghĩ ra những lời lẽ để nói chuyện với cô rồi tự hỏi liệu mình làm quen được với cô thì mẹ cô có cho phép mình đưa cô đến Auteuil hoặc Tremblay nhưng tôi chẳng hề gặp lại họ lần nào nữa. Dẫu sao, tôi nghĩ hẳn điều đó cũng chẳng tốt lành tí nào, chắc thế, bởi vì hồi tưởng lại chuyện ấy nên tôi nhớ cái cách tôi cho rằng tốt nhất để nói với cô ta là, “Thứ lỗi cho tôi, nhưng cho phép tôi nói cho cô biết con ngựa nào sẽ thắng ở Enghien hôm nay được chứ?” rồi sau đó có lẽ cô ấy nghĩ chắc tôi là một kẻ khoác lác thay vì thực lòng muốn báo cho cô biết con nào thắng.

Chúng tôi ngồi ở Café de la Paix, ông già tôi và tôi, chúng tôi có mối quan hệ thân thiết với anh bồi bởi ông già tôi uống whisky, giá năm franc một ly, điều đó có nghĩa khi thanh toán, món tiền boa sẽ lớn. Tôi thấy ông già tôi đang uống nhiều hơn bao giờ hết, nhưng bây giờ ông không đua nữa và hơn nữa ông bảo whisky sẽ làm ông giảm cân. Nhưng tôi thấy ông vẫn đang béo lên như trước. Ông tránh nhóm bạn cũ ở Maisons và dường như thích ngồi uống bên đường với tôi. Nhưng hằng ngày ông đều thua bạc ở trường đua. Nếu thua, ông buồn bã sau khi trận đua kết thúc mãi cho đến khi hai cha con đến cái bàn của chúng tôi, ông uống hết cốc whisky đầu tiên rồi mới vui trở lại.

Lúc đang đọc tờ Paris-Sport, ông nhìn về phía tôi và nói, “cô bé của con đâu rồi Joe?” để trêu tôi bởi tôi đã kể cho ông nghe về chuyện cô gái ngồi ở bàn bên hôm ấy. Tôi đỏ mặt nhưng lại thích bị trêu về chuyện cô gái. Nó mang lại cho tôi cảm giác dễ chịu. “Cứ chong mắt lên mà đợi cô bé Joe à”, ông nói, “cô ta sẽ quay lại”.

Ông hỏi tôi mấy câu và một trong những câu trả lời của tôi khiến ông phá lên cười. Và rồi ông bắt đầu nói về mọi thứ. Về việc đua ngựa ở Ai Cập, hoặc ở St. Moritz trên mặt băng trước khi mẹ tôi qua đời, về thời gian chiến tranh khi người ta tổ chức những cuộc đua đều đặn ở miền Nam nước Pháp mà không có giải thưởng, cá độ, khán giả hay mọi thứ, chỉ để luyện ngựa mà thôi. Những cuộc đua định kỳ với những nài ngựa quần cho chúng bở hơi tai. Chà, tôi có thể nghe ông già tôi nói hàng tiếng đồng hồ, đặc biệt khi ông đã uống hết vài ly. Ông kể cho tôi nghe về thời thơ ấu của mình ở Kentucky và những lần đi săn gấu trúc, những ngày xa xưa ở Mỹ trước lúc mọi thứ trở nên tồi tệ. Rồi ông nói, “Joe à, khi nào cha con ta thắng một quả đậm, thì con sẽ quay lại Mỹ để theo học”.

“Con phải về đó học để làm gì một khi ở đó mọi thứ đang tồi tệ?” tôi hỏi ông.

“Việc ấy khác đấy”, ông nói và gọi bồi đến trả tiền rồi chúng tôi gọi tắc xi đến ga St. Lazare, đón tàu về Maisons.

Ngày nọ, ở Auteuil, sau cuộc bán ngựa đua vượt chướng ngại vật, ông già tôi đã mua được con ngựa thắng cuộc với giá 30.000 franc. Ông phải trả cao hơn một chút và cuối cùng thì chủ lò cũng đồng ý bán, trong vòng một tuần lễ, ông già tôi đã xin được giấy phép và màu áo. Chà, tôi cảm thấy tự hào khi ông già tôi sở hữu một chủ ngựa. Ông đã thu xếp với Charles Drake một nơi ở trong lò luyện ngựa và thôi không đến Paris nữa mà lại chạy và ra mồ hôi, ông và tôi hai người duy nhất ở trại ngựa. Con ngựa của chúng tôi có tên là Gilford, dòng Ai Len và là một chú ngựa vượt rào đẹp, kiêu hùng. Ông già tôi dự định sẽ tập và tự mình cỡi nó, ông đang đầu tư một cách đúng đắn. Tôi tự hào về mọi thứ và tôi nghĩ Gilford kiêu hùng không kém gì Kzar. Nó là chú ngựa đẹp, hùng dũng, một con nòi, có thể phóng như bay trên đất bằng nếu bạn muốn, thêm nữa đấy còn là một con ngựa xinh xắn.

Chao ôi, tôi tự hào về nó lắm. Lần đầu tiên dự giải do ông già tôi cỡi, nó về thử ba trong cuộc thi vượt rào dài 2.500 mét, khi ông già tôi xuống ngựa, mồ hôi đổ đầm đìa và hạnh phúc khi đứng trong ngăn xếp hạng rồi đi vào cân, tôi cảm thấy rất tự hào về ông như thể đây là lần đầu tiên ông được xếp hạng. Bạn biết đấy, khi một người đã bỏ lâu không cỡi ngựa thì bạn không thể buộc mình tin được rằng người đó đã từng cỡi ngựa. Bây giờ chuyện ấy đã khác hoàn toàn, bởi vì ở Maisons, ngay những cuộc đua lớn cũng dường như chẳng khiến ông già tôi bận tâm mảy may, nếu thắng ông cũng chẳng tỏ vẻ bị kích động hay hưng phấn, còn giờ đây, đã khác rồi, tôi không thể ngủ trong đêm trước lúc cuộc đua diễn ra và tôi biết ông già tôi cũng bồn chồn dẫu ông không để lộ ra. Cỡi đua cho chính mình là một việc làm khác hẳn.

Lần thứ hai Gilford và ông già tôi dự đua là một ngày chủ nhật lất phất mưa tại Auteuil ở Prix du Marat, một cuộc đua vượt rào dài 4.500 mét. Ngay khi ông ra sân, tôi đứng dậy trên khán đài dõi chiếc ống nhòm ông mới mua cho tôi để nhìn theo. Họ xuất phát ở phía cuối đường đua và có chuyện gì trục trặc ở dây chắn. Một con ngựa đeo lá che có tròng mắt kính đang hí vang, lồng lên làm đứt cả dây chắn nhưng tôi vẫn nhìn thấy ông già tôi mặc jacket màu đen có chữ thập trắng, đội mũ đen, ngồi trên lưng Gilford và đưa tay vỗ vỗ nó. Rồi cả đoàn phi tới, khuất sau rặng cây trong tiếng cồng ra hiệu xuất phát và tiếng các cổng phụ đóng xuống. Lạy Chúa, tôi hồi hộp quá, tôi không dám nhìn họ nhưng tôi hướng ống nhòm vào vị trí họ sẽ chạy qua khi ra khỏi rặng cây và họ đã ra, chiếc jacket màu đen cũ chạy thứ ba, cả đoàn phóng qua chướng ngại vật tựa lũ chim. Rồi họ lại khuất khỏi tầm mắt rồi họ phóng rầm rầm lên, xuống ngọn đồi, cả đoàn di chuyển tuyệt đẹp, thoải mái, cùng dễ dàng vượt qua hàng rào, kết thành khối vững tiến về phía trước khi lao qua chỗ bọn tôi. Trông như thể bạn có thể bước băng qua lưng lũ ngựa, chúng dịch sát vào nhau và cứ thế lao lên. Khi bụng chúng vượt qua chướng ngại đôi cao vút Bullfinch, có ai đó ngã xuống. Tôi không thể nhìn rõ là ai, nhưng trong vòng một phút sau, con ngựa vùng dậy, tự do phi trên đấu trường, cả đoàn đua vẫn đều bước, lưới vòng qua khúc cua bên trái vào dường chạy thẳng. Họ nhảy qua bức tường đá và dồn đống lại trên đường đua hướng về phía chướng ngại vật là một hào nước rộng ngay trước khán đài. Tôi thấy họ đến và hò reo cổ vũ ông già tôi lúc ông phi qua, ông đang dẫn đầu, phi cách xa đoàn một khoảng, nhẹ nhàng như một chú khỉ rồi họ sắp vượt chướng ngại vật nước, cả đoàn lao qua chướng ngại vật cao vút bên cạnh hào nước rồi va vào nhau, rồi hai con ngựa được giằng cương tách ra, chạy tiếp trong lúc ba con khác vẫn đang dồn đống lên nhau. Tôi không thấy ông già tôi đâu nữa. Một con ngựa nữa đứng dậy, lắc lắc đầu phóng ra một mình, dây cương buông lòng thòng còn anh nài thì lê bước về phía hàng rào bên cạnh đường đua. Rồi Gilford lăn người khỏi ông già tôi, đứng dậy chạy bằng ba chân, một móng chân trước của nó bong ra lủng lẳng, ông già tôi nằm đó, bẹp dí trên cỏ, mặt ngửa lên, máu chảy tràn khắp một bên đầu. Tôi chạy xuống khán đài, len qua đám khán giả đông nghịt đến hàng rào, một viên cảnh sát nắm giữ tôi lại, hai người to lớn mang cáng tiến về phía ông già tôi, từ phía bên kia trường đua tôi thấy ba con ngựa lao ra, lao ra khỏi cụm cây và vượt hàng rào.

Khi họ mang vào, ông già tôi đã chết, trong lúc bác sĩ đang nghe tim ông bằng dụng cụ có núm đút vào tai, tôi nghe một phát đạn nổ trên trường đua, có nghĩa người ta đã giết Gilford. Tôi ngã vật xuống bên cạnh ông rồi khi họ đưa cáng vào bệnh viện, tôi bám theo và cứ gào, gào thảm thiết, trông ông tái nhợt, xa cách vô cùng, ông chết thảm thương quá và tôi không thể ngăn được ý nghĩ rằng nếu ông già tôi đã chết thì lẽ ra người ta không cần phải bắn Gilford. Móng của nó có thể lành. Tôi không chắc. Tôi rất yêu ông già tôi.

Sau đó hai người vào phòng, một người vỗ vào lưng tôi rồi đến nhìn ông già tôi và kéo tấm vải khỏi giường đắp lên người ông, còn người khác thì gọi điện bằng tiếng Pháp bảo họ đưa xe cứu thương đến chở ông về Maisons. Tôi không thể cầm được nước mắt, khóc và ngất đi rồi cứ thế; George Gardner bước vào ngồi xuống cạnh tôi trên nền nhà, choàng tay vào người tôi và nói, “Bình tĩnh nào, Joe, anh bạn cũ. Đứng dậy đi, rồi ta ra ngoài đợi xe cứu thương”.

George và tôi ra cổng, tôi cố không thổn thức nữa. George lấy khăn tay của mình chùi mặt cho tôi, chúng tôi đứng hơi lùi lại phía sau trong lúc khán giả đang ra cổng; có hai gã đứng gần chúng tôi trong lúc đang đợi người xem ra hết, một trong hai đang đếm nắm vé cá độ, gã ta nói, “Này Butler đã nhận phần của hắn, đúng thế”.

Gã kia nói, “Nếu hắn có nhận thì tao cũng chẳng thấy thương xót nước mẹ gì đâu, cái đồ lọc lừa. Hắn nhận phần dành cho hắn sau khi đã gieo nó ra”.

“Tao đoán là hắn sẽ phải nhận”, gã kia nói và xé nắm vé làm hai. George nhìn thử xem tôi đã nghe chưa và khi biết tôi nghe hết, gã nói, “Em chớ có tin những gì mấy thằng khốn đó nói, Joe. Ông già em là một người tuyệt vời”.

Nhưng tôi không biết. Tôi cảm nhận như thể khi người ta đã làm thì họ không phải không để lại cái gì đó cho người khác đâu.

➖➖➖



Phần tiếng Anh

My old man by Ernest Hemingway

---

I GUESS LOOKING AT IT, NOW, MY OLD man was cut out for a fat guy, one of those regular little roly fat guys you see around, but he sure never got that way, except a little toward the last, and then it wasn’t his fault, he was riding over the jumps only and he could afford to carry plenty of weight then. I remember the way he’d pull on a rubber shirt over a couple of jerseys and a big sweat shirt over that, and get me to run with him in the forenoon in the hot sun. He’d have, maybe, taken a trial trip with one of Razzo’s skins early in the morning after just getting in from Torino at four o’clock in the morning and beating it out to the stables in a cab and then with the dew all over everything and the sun just starting to get going, I’d help him pull off his boots and he’d get into a pair of sneakers and all these sweaters and we’d start out.

“Come on, kid,” he’d say, stepping up and down on his toes in front of the jock’s dressing room, “let’s get moving.”

Then we’d start off jogging around the infield once, maybe, with him ahead, running nice, and then turn out the gate and along one of those roads with all the trees along both sides of them that run out from San Siro. I’d go ahead of him when we hit the road and I could run pretty good and I’d look around and he’d be jogging easy just behind me and after a little while I’d look around again and he’d begun to sweat. Sweating heavy and he’d just be dogging it along with his eyes on my back, but when he’d catch me looking at him he’d grin and say, “Sweating plenty?” When my old man grinned, nobody could help but grin too. We’d keep right on running out toward the mountains and then my old man would yell, “Hey, Joe!” and I’d look back and he’d be sitting under a tree with a towel he’d had around his waist wrapped around his neck.

I’d come back and sit down beside him and he’d pull a rope out of his pocket and start skipping rope out in the sun with the sweat pouring off his face and him skipping rope out in the white dust with the rope going cloppetty, cloppetty, clop, clop, clop, and the sun hotter, and him working harder up and down a patch of the road. Say, it was a treat to see my old man skip rope, too. He could whirr it fast or lop it slow and fancy. Say, you ought to have seen wops look at us sometimes, when they’d come by, going into town walking along with big white steers hauling the cart. They sure looked as though they thought the old man was nuts. He’d start the rope whirring till they’d stop dead still and watch him, then give the steers a cluck and a poke with the goad and get going again.

When I’d sit watching him working out in the hot sun I sure felt fond of him. He sure was fun and he done his work so hard and he’d finish up with a regular whirring that’d drive the sweat out on his face like water and then sling the rope at the tree and come over and sit down with me and lean back against the tree with the towel and a sweater wrapped around his neck.

“Sure is hell keeping it down, Joe,” he’d say and lean back and shut his eyes and breathe long and deep, “it ain’t like when you’re a kid.” Then he’d get up and before he started to cool we’d jog along back to the stables. That’s the way it was keeping down to weight. He was worried all the time. Most jocks can just about ride off all they want to. A jock loses about a kilo every time he rides, but my old man was sort of dried out and he couldn’t keep down his kilos without all that running.

I remember once at San Siro, Regoli, a little wop, that was riding for Buzoni, came out across the paddock going to the bar for something cool; and flicking his boots with his whip, after he’d just weighed in and my old man had just weighed in too, and came out with the saddle under his arm looking red-faced and tired and too big for his silks and he stood there looking at young Regoli standing up to the outdoors bar, cool and kid-looking, and I said, “What’s the matter, Dad?” cause I thought maybe Regoli had bumped him or something and he just looked at Regoli and said, “Oh, to hell with it,” and went on to the dressing room.

Well, it would have been all right, maybe, if we’d stayed in Milan and ridden at Milan and Torino/cause if there ever were any easy courses, it’s those two. “Pianola, Joe,” my old man said when he dismounted in the winning stall after what the wops thought was a hell of a steeplechase. I asked him once. “This course rides itself. It’s the pace you’re going at, that makes riding the jumps dangerous, Joe. We ain’t going any pace here, and they ain’t really bad jumps either. But it’s the pace always—not the jumps—that makes the trouble.”

San Siro was the swellest course I’d ever seen but the old man said it was a dog’s life. Going back and forth between Mirafiore and San Siro and riding just about every day in the week with a train ride every other night.

I was nuts about the horses, too. There’s something about it, when they come out and go up the track to the post. Sort of dancy and tight looking with the jock keeping a tight hold on them and maybe easing off a little and letting them run a little going up. Then once they were at the barrier it got me worse than anything. Especially at San Siro with that big green infield and the mountains way off and the fat wop starter with his big whip and the jocks fiddling them around and then the barrier snapping up and that bell going off and them all getting off in a bunch and then commencing to string out. You know the way a bunch of skins gets off. If you’re up in the stand with a pair of glasses all you see is them plunging off and then that bell goes off and it seems like it rings for a thousand years and then they come sweeping round the turn. There wasn’t ever anything like it for me.

But my old man said one day, in the dressing room, when he was getting into his street clothes, “None of these things are horses, Joe. They’d kill that bunch of skates for their hides and hoofs up at Paris.” That was the day he’d won the Premio Commercio with Lantorna shooting her out of the field the last hundred meters like pulling a cork out of a bottle.

It was right after the Premio Commercio that we pulled out and left Italy. My old man and Holbrook and a fat wop in a straw hat that kept wiping his face with a handkerchief were having an argument at a table in the Galleria. They were all talking French and the two of them was after my old man about something. Finally he didn’t say anything any more but just sat there and looked at Holbrook, and the two of them kept after him, first one talking and then the other, and the fat wop always butting in on Holbrook.

“You go out and buy me a Sportsman, will you, Joe?” my old man said, and handed me a couple of soldi without looking away from Holbrook.

So I went out of the Galleria and walked over to in front of the Scala and bought a paper, and came back and stood a little way away because I didn’t want to butt in and my old man was sitting back in his chair looking down at his coffee and fooling with a spoon and Holbrook and the big wop were standing and the big wop was wiping his face and shaking his head. And I came up and my old man acted just as though the two of them weren’t standing there and said, “Want an ice, Joe?” Holbrook looked down at my old man and said slow and careful, “You son of a bitch,” and he and the fat wop went out through the tables.

My old man sat there and son of smiled at me, but his face was white and he looked sick as hell and I was scared and felt sick inside because I knew something had happened and I didn’t see how anybody could call my old man a son of a bitch, and get away with it. My old man opened up the Sportsman and studied the handicaps for a while and then he said, “You got to take a lot of things in this world, Joe.” And three days later we left Milan for good on the Turin train for Paris, after an auction sale out in front of Turner’s stables of everything we couldn’t get into a trunk and a suit case.

We got into Paris early in the morning in a long, dirty station the old man told me was the Gare de Lyon. Paris was an awful big town after Milan. Seems like in Milan everybody is going somewhere and all the trams run somewhere and there ain’t any sort of a mix-up, but Paris is all balled up and they never do straighten it out. I got to like it, though, part of it, anyway, and say, it’s got the best race courses in the world. Seems as though that were the thing that keeps it all going and about the only thing you can figure on is that every day the buses will be going out to whatever track they’re running at, going right out through everything to the track. I never really got to know Paris well, because I just came in about once or twice a week with the old man from Maisons and he always sat at the Café de la Paix on the Opera side with the rest of the gang from Maisons and I guess that’s one of the busiest parts of the town. But, say, it is funny that a big town like Paris wouldn’t have a Galleria, isn’t it?

Well, we went out to live at Maisons-Lafitte, where just about everybody lives except the gang at Chantilly, with a Mrs. Meyers that runs a boarding house. Maisons is about the swellest place to live I’ve ever seen in all my life. The town ain’t so much, but there’s a lake and a swell forest that we used to go off bumming in all day, a couple of us kids, and my old man made me a sling shot and we got a lot of things with it but the best one was a magpie. Young Dick Atkinson shot a rabbit with it one day and we put it under a tree and were all sitting around and Dick had some cigarettes and all of a sudden the rabbit jumped up and beat it into the bush and we chased it but we couldn’t find it. Gee, we had fun at Maisons. Mrs. Meyers used to give me lunch in the morning and I’d be gone all day. I learned to talk French quick. It’s an easy language.

As soon as we got to Maisons, my old man wrote to Milan for his license and he was pretty worried till it came. He used to sit around the Café de Paris in Maisons with the gang, there were lots of guys he’d known when he rode up at Paris, before the war, lived at Maisons, and there’s a lot of time to sit around because the work around a racing stable, for the jocks, that is, is all cleaned up by nine o’clock in the morning. They take the first bunch of skins out to gallop them at 5:30 in the morning and they work the second lot at 8 o’clock. That means getting up early all right and going to bed early, too. If a jock’s riding for somebody too, he can’t go boozing around because the trainer always has an eye on him if he’s a kid and if he ain’t a kid he’s always got an eye on himself. So mostly if a jock ain’t working he sits around the Café de Paris with the gang and they can all sit around about two or three hours in front of some drink like a vermouth and seltz and they talk and tell stories and shoot pool and it’s sort of like a club or the Galleria in Milan. Only it ain’t really like the Galleria because there everybody is going by all the time and there’s everybody around at the tables.

Well, my old man got his license all right. They sent it through to him without a word and he rode a couple of times. Amiens, up country and that sort of thing, but he didn’t seem to get any engagement. Everybody liked him and whenever I’d come into the Café in the forenoon I’d find somebody drinking with him because my old man wasn’t tight like most of these jockeys that have got the first dollar they made riding at the World’s Fair in St. Louis in nineteen ought four. That’s what my old man would say when he’d kid George Burns. But it seemed like everybody steered clear of giving my old man any mounts.

We went out to wherever they were runnning every day with the car from Maisons and that was the most fun of all. I was glad when the horses came back from Deauville and the summer. Even though it meant no more bumming in the woods,’cause then we’d ride to Enghien or Tremblay or St. Cloud and watch them from the trainers’ and jockeys’ stand. I sure learned about racing from going out with that gang and the fun of it was going every day.

I remember once out at St. Cloud. It was a big two hundred thousand franc race with seven entries and Kzar a big favorite. I went around to the paddock to see the horses with my old man and you never saw such horses. This Kzar is a great big yellow horse that looks like just nothing but run. I never saw such a horse. He was being led around the paddocks with his head down and when he went by me I felt all hollow inside he was so beautiful. There never was such a wonderful, lean, running built horse. And he went around the paddock putting his feet just so and quiet and careful and moving easy like he knew just what he had to do and not jerking and standing up on his legs and getting wild eyed like you see these selling platers with a shot of dope in them. The crowd was so thick I couldn’t see him again except just his legs going by and some yellow and my old man started out through the crowd and I followed him over to the jock’s dressing room back in the trees and there was a big crowd around there, too, but the man at the door in a derby nodded to my old man and we got in and everybody was sitting around and getting dressed and pulling shirts over their heads and pulling boots on and it all smelled hot and sweaty and linimenty and outside was the crowd looking in.

The old man went over and sat down beside George Gardner that was getting into his pants and said, “What’s the dope, George?” just in an ordinary tone of voice ’cause there ain’t any use him feeling around because George either can tell him or he can’t tell him.

“He won’t win,” George says very low, leaning over and buttoning the bottoms of his breeches. “Who will?” my old man says, leaning over close so nobody can hear.

“Kircubbin,” George says, “and if he does, save me a couple of tickets.”

My old man says something in a regular voice to George and George says, “Don’t ever bet on anything I tell you,” kidding like, and we beat it out and through all the crowd that was looking in, over to the 100 franc mutuel machine. But I knew something big was up because George is Kzar’s jockey. On the way he gets one of the yellow odds-sheets with the starting prices on and Kzar is only paying 5 for 10, Cefisidote is next at 3 to 1 and fifth down the list this Kircubbin at 8 to 1. My old man bets five thousand on Kircubbin to win and puts on a thousand to place and we went around back of the grandstand to go up the stairs and get a place to watch the race.

We were jammed in tight and first a man in a long coat with a gray tall hat and a whip folded up in his hand came out and then one after another the horses, with the jocks up and a stable boy holding the bridle on each side and walking along, followed the old guy. That big yellow horse Kzar came first. He didn’t look so big when you first looked at him until you saw the length of his legs and the whole way he’s built and the way he moves. Gosh, I never saw such a horse. George Gardner was riding him and they moved along slow, back of the old guy in the gray tall hat that walked along like he was a ring master in a circus. Back of Kzar, moving along smooth and yellow in the sun, was a good looking black with a nice head with Tommy Archibald riding him; and after the black was a string of five more horses all moving along slow in a procession past the grandstand and the pesage. My old man said the black was Kircubbin and I took a good look at him and he was a nice-looking horse, all right, but nothing like Kzar.

Everybody cheered Kzar when he went by and he sure was one swell-looking horse. The procession of them went around on the other side past the pelouse and then back up to the near end of the course and the circus master had the stable boys turn them loose one after another so they could gallop by the stands on their way up to the post and let everybody have a good look at them. They weren’t at the post hardly any time at all when the gong started and you could see them way off across the infield all in a bunch starting on the first swing like a lot of little toy horses. I was watching them through the glasses and Kzar was running well back, with one of the bays making the pace. They swept down and around and came pounding past and Kzar was way back when they passed us and this Kircubbin horse in front and going smooth. Gee, it’s awful when they go by you and then you have to watch them go farther away and get smaller and smaller and then all bunched up on the turns and then come around towards into the stretch and you feel like swearing and god-damming worse and worse. Finally they made the last turn and came into the straightaway with this Kircubbin horse way out in front. Everybody was looking funny and saying “Kzar” in sort of a sick way and them pounding nearer down the stretch, and then something came out of the pack right into my glasses like a horse- headed yellow streak and everybody began to yell “Kzar” as though they were crazy. Kzar came on faster than I’d ever seen anything in my life and pulled up on Kircubbin that was going fast as any black horse could go with the jock flogging hell out of him with the gad and they were right dead neck and neck for a second but Kzar seemed going about twice as fast with those great jumps and that head out—but it was while they were neck and neck that they passed the winning post and when the numbers went up in the slots the first one was 2 and that meant that Kircubbin had won.

I felt all trembly and funny inside, and then we were all jammed in with the people going downstairs to stand in front of the board where they’d post what Kircubbin paid. Honest, watching the race I’d forgot how much my old man had bet on Kircubbin. I’d wanted Kzar to win so damned bad. But now it was all over it was swell to know we had the winner.

“Wasn’t it a swell race. Dad?” I said to him.

He looked at me sort of funny with his derby on the back of his head. “George Gardner’s a swell jockey, all right,” he said. “It sure took a great jock to keep that Kzar horse from winning.”

Of course I knew it was funny all the time. But my old man saying that right out like that sure took the kick all out of it for me and I didn’t get the real kick back again ever, even when they posted the numbers upon the board and the bell rang to pay off and we saw that Kircubbin paid 67.50 for 10. All round people were saying, “Poor Kzar! Poor Kzar!” And I thought, I wish I were a jockey and could have rode him instead of that son of a bitch. And that was funny, thinking of George Gardner as a son of a bitch because I’d always liked him and besides he’d given us the winner, but I guess that’s what he is, all right.

My old man had a big lot of money after that race and he took to coming into Paris oftener. If they raced at Tremblay he’d have them drop him in town on their way back to Maisons and he and I’d sit out in front of the Café de la Paix and watch the people go by. It’s funny sitting there. There’s streams of people going by and all sorts of guys come up and want to sell you things, and I loved to sit there with my old man. That was when we’d have the most fun. Guys would come by selling funny rabbits that jumped if you squeezed a bulb and they’d come up to us and my old man would kid with them. He could talk French just like English and all those kind of guys knew him ’cause you can always tell a jockey—and then we always sat at the same table and they got used to seeing us there. There were guys selling matrimonial papers and girls selling rubber eggs that when you squeezed them a rooster came out of them and one old wormy-looking guy that went by with post-cards of Paris, showing them to everybody, and, of course, nobody ever bought any, and then he would come back and show the under side of the pack and they would all be smutty postcards and lots of people would dig down and buy them.

Gee, I remember the funny people that used to go by. Girls around supper time looking for somebody to take them out to eat and they’d speak to my old man and he’d make some joke at them in French and they’d pat me on the head and go on. Once there was an American woman sitting with her kid daughter at the next table to us and they were both eating ices and I kept looking at the girl and she was awfully good looking and I smiled at her and she smiled at me but that was all that ever came of it because I looked for her mother and her every day and I made up ways that I was going to speak to her and I wondered if I got to know her if her mother would let me take her out to Auteuil or Tremblay but I never saw either of them again. Anyway, I guess it wouldn’t have been any good, anyway, because looking back on it I remember the way I thought out would be best to speak to her was to say, “Pardon me, but perhaps I can give you a winner at Enghien today?” and, after all, maybe she would have thought I was a tout instead of really trying to give her a winner.

We’d sit at the Café de la Paix, my old man and me, and we had a big drag with the waiter because my old man drank whisky and it cost five francs, and that meant a good tip when the saucers were counted up. My old man was drinking more than I’d ever seen him, but he wasn’t riding at all now and besides he said that whisky kept his weight down. But I noticed he was putting it on, all right, just the same. He’d busted away from his old gang out at Maisons and seemed to like just sitting around on the boulevard with me. But he was dropping money every day at the track. He’d feel sort of doleful after the last race, if he’d lost on the day, until we’d get to our table and he’d have his first whisky and then he’d be fine.

He’d be reading the Paris-Sport and he’d look over at me and say, “Where’s your girl, Joe?” to kid me on account I had told him about the girl that day at the next table. And I’d get red, but I liked being kidded about her. It gave me a good feeling. “Keep your eye peeled for her, Joe,” he’d say, “she’ll be back.”

He’d ask me questions about things and some of the things I’d say he’d laugh. And then he’d get started talking about things. About riding down in Egypt, or at St. Moritz on the ice before my mother died, and about during the war when they had regular races down in the south of France without any purses, or betting or crowd or anything just to keep the breed up. Regular races with the jocks riding hell out of the horses. Gee, I could listen to my old man talk by the hour, especially when he’d had a couple or so of drinks. He’d tell me about when he was a boy in Kentucky and going coon hunting, and the old days in the States before everything went on the bum there. And he’d say, “Joe, when we’ve got a decent stake, you’re going back there to the States and go to school.”

“What’ve I got to go back there to go to school for when everything’s on the bum there?” I’d ask him.

“That’s different,” he’d say and get the waiter over and pay the pile of saucers and we’d get a taxi to the Gare St. Lazare and get on the train out to Maisons.

One day at Auteuil, after a selling steeplechase, my old man bought in the winner for 30,000 francs. He had to bid a little to get him but the stable let the horse go finally and my old man had his permit and his colors in a week. Gee, I felt proud when my old man was an owner. He fixed it up for stable space with Charles Drake and cut out coming in to Paris, and started his running and sweating out again, and him and I were the whole stable gang. Our horse’s name was Gilford, he was Irish bred and a nice, sweet jumper. My old man figured that training him and riding him, himself, he was a good investment. I was proud of everything and I thought Gilford was as good a horse as Kzar. He was a good, solid jumper, a bay, with plenty of speed on the flat, if you asked him for it, and he was a nice- looking horse, too.

Gee, I was fond of him. The first time he started with my old man up, he finished third in a 2500 meter hurdle race and when my old man got off him, all sweating and happy in the place stall, and went in to weigh, I felt as proud of him as though it was the first race he’d ever placed in. You see, when a guy ain’t been riding for a long time, you can’t make yourself really believe that he has ever rode. The whole thing was different now, ’cause down in Milan, even big races never seemed to make any difference to my old man, if he won he wasn’t ever excited or anything, and now it was so I couldn’t hardly sleep the night before a race and I knew my old man was excited, too, even if he didn’t show it. Riding for yourself makes an awful difference.

Second time Gilford and my old man started, was a rainy Sunday at Auteuil, in the Prix du Marat, a 4500 meter steeplechase. As soon as he’d gone out I beat it up in the stand with the new glasses my old man had bought for me to watch them. They started way over at the far end of the course and there was some trouble at the barrier. Something with goggle blinders on was making a great fuss and rearing around and busted the barrier once, but I could see my old man in our black jacket, with a white cross and a black cap, sitting up on Gilford, and patting him with his hand. Then they were off in a jump and out of sight behind the trees and the gong going for dear life and the pari- mutuel wickets rattling down. Gosh, I was so excited, I was afraid to look at them, but I fixed the glasses on the place where they would come out back of the trees and then out they came with the old black jacket going third and they all sailing over the jump like birds. Then they went out of sight again and then they came pounding out and down the hill and all going nice and sweet and easy and taking the fence smooth in a bunch, and moving away from us all solid. Looked as though you could walk across on their backs they were all so bunched and going so smooth. Then they bellied over the big double Bullfinch and something came down. I couldn’t see who it was, but in a minute the horse was up and galloping free and the field, all bunched still, sweeping around the long left turn into the straightaway. They jumped the stone wall and came jammed down the stretch toward the big water- jump right in front of the stands. I saw them coming and hollered at my old man as he went by, and he was leading by about a length and riding way out, and light as a monkey, and they were racing for the water-jump. They took off over the big hedge of the water-jump in a pack and then there was a crash, and two horses pulled sideways out off it, and kept on going, and three others were piled up. I couldn’t see my old man anywhere. One horse kneed himself up and the jock had hold of the bridle and mounted and went slamming on after the place money. The other horse was up and away by himself, jerking his head and galloping with the bridle rein hanging and the jock staggered over to one side of the track against the fence. Then Gilford rolled over to one side off my old man and got up and started to run on three legs with his front off hoof dangling and there was my old man laying there on the grass flat out with his face up and blood all over the side of his head. I ran down the stand and bumped into a jam of people and got to the rail and a cop grabbed me and held me and two big stretcher-bearers were going out after my old man and around on the other side of the course I saw three horses, strung way out, coming out of the trees and taking the jump.

My old man was dead when they brought him in and while a doctor was listening to his heart with a thing plugged in his ears, I heard a shot up the track that meant they’d killed Gilford. I lay down beside my old man, when they carried the stretcher into the hospital room, and hung onto the stretcher and cried and cried, and he looked so white and gone and so awfully dead, and I couldn’t help feeling that if my old man was dead maybe they didn’t need to have shot Gilford. His hoof might have got well. I don’t know. I loved my old man so much.

Then a couple of guys came in and one of them patted me on the back and then went over and looked at my old man and then pulled a sheet off the cot and spread it over him; and the other was telephoning in French for them to send the ambulance to take him out to Maisons. And I couldn’t stop crying, crying and choking, sort of, and George Gardner came in and sat down beside me on the floor and put his arm around me and says, “Come on, Joe, old boy. Get up and we’ll go out and wait for the ambulance.”

George and I went out to the gate and I was trying to stop bawling and George wiped off my face with his handkerchief and we were standing back a little ways while the crowd was going out of the gate and a couple of guys stopped near us while we were waiting for the crowd to get through the gate and one of them was counting a bunch of mutuel tickets and he said, “Well, Butler got his, all right.”

The other guy said, “I don’t give a good goddam if he did, the crook. He had it coming to him on the stuff he’s pulled.”

“I’ll say he had,” said the other guy, and tore the bunch of tickets in two.

And George Gardner looked at me to see if I’d heard and I had all right and he said, “Don’t you listen to what those bums said, Joe. Your old man was one swell guy.”

But I don’t know. Seems like when they get started they don’t leave a guy nothing.

➖➖➖